Biến đổi về không gian sản xuất và sự xuất hiện tranh gương

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 86 - 87)

22 Nhà kho để chứa những công cụ sản xuất, thuyền để vượt sông, ngựa voi để băng rừng.

3.2.8Biến đổi về không gian sản xuất và sự xuất hiện tranh gương

Ngày nay, khi nhu cầu về thờ cúng tăng cao, lượng cung sản xuất ra không đủ đáp ứng cho cầu, vì thế ở Huế ngoài sản xuất tranh thờ cúng thủ công thì còn được

24Ông Lê Quang Anh cho biết, đây là tranh cúng thế mạng và không phải ai cũng thờ được, loại tranh này phải đến một độ tuổi nhất định mới được thờ (người ta sẽ phải đi xem tuổi, xem mạng để thờ cho phù hợp), phải đến một độ tuổi nhất định mới được thờ (người ta sẽ phải đi xem tuổi, xem mạng để thờ cho phù hợp), nhiều người không tin nhưng việc thờ cúng nó lại tạo nên một cảm giác an toàn hơn. Loại tranh này cho đến nay chỉ có hai hộ gia đình sản xuất, đó là gia đình ông và gia đình ông Kỳ Hữu Phước. Ông chia sẻ quy trình làm tranh tượng Bà như sau: đầu tiên là rọc giấy theo khổ, sau đó bôi bìa mép bằng màu, tiếp đến dùng khuôn in hình lên giấy đã được rọc theo khổ và bôi mép, sau đó mới vẽ năm màu lên tranh đã được in là: màu tím, vàng, lục, gạch và cánh sen, nếu khuôn không có mắt thì sau khi in phải vẽ thêm mắt vào, cuối cùng là buộc 10 tranh làm 1 tập để mang đi tiêu thụ.

sản xuất bằng phương pháp công nghiệp, làm hoàn toàn bằng máy móc ở phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Việc sản xuất tranh thờ cúng sẽ nhanh hơn và tạo được các sản phẩm hàng loạt, nhưng bù lại chi phí của nó lại cao. Và theo tâm linh, nhiều người vẫn chuộng dùng tranh thủ công hơn là tranh công nghiệp. Theo mệ (cụ bà) Ký (85 tuổi) người dân làng Sình cho biết, hiện bà cũng vừa tự sản xuất tranh thờ để bán và cũng mua tranh công nghiệp để tiêu thụ, giá thành của nó cũng khá khác nhau, đối với các loại tranh thờ cúng như con ảnh nam hoặc nữ… thì tranh thủ công tự sản xuất có giá bán khoảng 800 đồng 1 tờ, trong khi tranh thờ cúng in bằng máy công nghiệp có giá gần gấp đôi, khoảng 1.5 ngàn đồng 1 tờ.

Một điểm đặc biệt đáng quan tâm nữa trong sự biến đổi của tranh làng Sình đó là ngoài thờ tranh bằng giấy, thờ xong là đốt hoặc được treo lên thờ đến hết năm thì nay, thay thế bởi giấy, người ta cũng sản xuất tranh tượng Bà trên các tấm gương, cho vào khung để thờ, việc sản xuất này đảm bảo tính lâu bền, có thể gìn giữ được lâu hơn. Sau khi hết tuổi thờ tranh thế mạng này (tầm 60 tuổi) người ta lại mang các tranh gương này ra để ở các gốc cây trước đình, chùa, đặt trên các bức tường của các ngôi đình… những nơi mà họ cho là linh thiêng và không ai đụng tới25. Việc sử dụng tranh thờ bằng giấy, rồi đốt đi đã cho thấy dòng tranh vẫn còn tồn tại với sức sống lâu bền, chỉ có điều, do hoàn cảnh thời cuộc thay đổi nên nó dần bị thay thế bởi các sản phẩm công nghiệp, chúng ta không nói đến từ lấn át mà chỉ thay thế không hoàn toàn mà thôi. Điều đó phần nào chứng tỏ sức sống lâu bền của tranh làng Sình vẫn không ngừng biến đổi qua thời gian.

Và cho tới bây giờ, bên cạnh sản xuất tranh thờ cúng, cũng như dòng tranh dân gian Đông Hồ, tranh làng Sình cũng kết hợp với làm mã để bán kèm cho thờ cúng nhằm tránh sự đơn điệu, người ta dùng tranh cúng kèm tiền vàng, đồ mã, muốn thêm thắt để cho “đủ cái này, cái nọ”.

Như vậy, nhìn nhận sự biến đổi của tranh dân gian làng Sình cần thấy rõ trước tiên về sự thích ứng của nó, tranh Sình đã làm rất tốt nhiệm vụ thích ứng nhưng ngoài ra nó cũng khá thành công trong sự biến đổi. Đó là sự góp sức của các nghệ

25 Vào cuối năm, ngày 23 đưa ông Táo về trời, toàn bộ giấy tờ cúng đốt và các vật dụng kèm theo người ta đưa ra các gốc cây ở đình hay các bờ tường ở đình để thờ. Tranh ông Táo ngoài làm bằng giấy cũng còn

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 86 - 87)