Biến đổi về nguyên liệu

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 85 - 86)

22 Nhà kho để chứa những công cụ sản xuất, thuyền để vượt sông, ngựa voi để băng rừng.

3.2.7Biến đổi về nguyên liệu

Đối với các nguyên liệu sử dụng làm tranh Sình cũng có nhiều nét biến đổi rõ nét. Đó là sự biến đổi trong việc sử dụng màu vẽ cũng như giấy vẽ.

Nói về việc sử dụng nguyên liệu sản xuất tranh Sình xưa thì hầu hết đều sử dụng các màu vẽ tự nhiên mà quy trình chi tiết đã nêu trong chương 2, còn đến nay, do nhiều việc cần giải quyết cùng một lúc, không có nhiều thời gian nên việc đi tìm nguyên liệu, tự chế biến nguyên liệu lại không còn nữa, hầu hết các hộ sản xuất đều sử dụng màu công nghiệp, chỉ trừ duy nhất màu đen là còn tự chế biến để tô. Sử

23Theo lời kể của ông Kỳ Hữu Phước, lúc còn nhỏ (khoảng 6 tuổi) ông cùng bạn đi chăn trâu trên cánh đồng rải rác vài nấm mộ, đang ngồi chơi ông thấy rễ cây này nằm trên mặt đất, rất hiếu động nên ông bẻ rễ cây này rải rác vài nấm mộ, đang ngồi chơi ông thấy rễ cây này nằm trên mặt đất, rất hiếu động nên ông bẻ rễ cây này rồi đập mạnh vào con trâu, vào các nấm mộ trên cánh đồng thì thấy đầu bị đập xơ ra, sờ vào có cảm giác mềm, mang về nhà, ông thử lấy làm bút vẽ tô màu và thấy sử dụng rất tốt. Vì thế, cho đến sau này khi lớn lên và kế thừa dòng tranh của gia đình, ông không còn sử dụng bút vẽ bằng tre mà chỉ sử dụng bút vẽ được làm bằng thân cây dứa dại để sản xuất tranh.

dụng màu công nghiệp cho nét vẽ tươi sáng hơn nhưng lại phải mất chi phí cho mua màu và gam màu này cũng đánh mất đi tính truyền thống vốn có của dòng tranh.

Giấy vẽ cũng không được sản xuất mà được mua sẵn, mỗi loại tranh được sản xuất trên những loại giấy công nghiệp có chất lượng khác nhau, có loại tốt, loại vừa. Theo kết quả thống kê điều tra điền dã của tác giả luận văn Dương Thị Nhung, nghệ nhân Lê Quang Anh (62 tuổi), người dân làng Sình cho biết, hiện gia đình ông chỉ sản xuất duy nhất loại tranh Tượng Bà24, việc sử dụng giấy vẽ cho loại tranh này cũng được ông chọn lựa khá kỹ, ông dùng loại giấy công nghiệp Hàn Quốc, mua theo ram, một ram rọc ra được khoảng 2000 tờ nhỏ và có giá khoảng 500 ngàn đồng cho một ram. Vào các dịp cao điểm như tết, mỗi ngày vừa sản xuất vừa tô màu 2 vợ chồng ông làm được khoảng 200 tờ tranh Bà, bán sỉ ra với giá 700 đồng một tờ, nhập về các chợ sẽ bán lẻ ra với giá khoảng 2000 đồng một tờ. Giá thành không quá cao, cùng với số lượng làm ra ít vì do trải qua nhiều công đoạn nên nguồn thu thực chất là không cao, thế nhưng, để kiếm thêm thu nhập cũng như tranh thủ thời gian nhàn rỗi thì đây cũng là một nghề phụ đáng quan tâm với những người yêu nghề và muốn giữ nghề.

Riêng nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, trong năm 2014 này ông đang ấp ủ dự định sẽ tự sản xuất ra giấy vẽ với những quy trình và nguyên liệu đã có sẵn, nhập sẵn. Đây là một điều đáng khích lệ, bởi trước kia các nghệ nhân làng Sình cũng đã từng tự sản xuất giấy vẽ, vẫn còn những buổi thanh niên tụ họp giã điệp, sản xuất giấy, cùng nhau hát hò, vui vẻ, nay vắng bóng khung cảnh ấy mà tạo dựng lại được nó thì quả thật đáng lưu tâm.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 85 - 86)