Tranh Đông Hồ, màu vàng được tạo thành từ hạt dành dành, người ta không dùng lá dung.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 46)

Màu tím: cũng lấy quả của cây mùng tơi tím, giã nhỏ, vắt lấy nước để giữ được màu lâu hơn, người ta lấy nước phèn chua pha vào.

Màu lục: được pha chế từ lá cây mối và cây bông ngọt, hai loại lá này được đun kỹ cô lại thành màu lục.

Màu gạch: là màu được pha chế từ bột gạch (dùng viên gạch nung mài thành bột), sau đó da trâu đem nấu kỹ cho nước cô đặc lại. Trộn hai loại trên tạo thành màu đơn.

Màu xanh chàm: có từ lá cây tràm hái về ngâm với vôi cho đến khi rữa nát. Người ta đánh tơi ra nổi bọt, sau đó vớt bọt, gạn lọc kỹ cho hết chất vôi, tiếp tục đổ nước vào và đun cho cô đặc lại.

Màu xám mun: là màu được lấy từ lá gai phơi khô, sau đó bỏ vào cối, giã nhỏ, đun kỹ thành nước. Tiếp đó lấy hồ điệp trộn vào.

Màu đen: lấy rơm rạ (gốc lúa) đốt cháy thành tro, mang tro nóng ngâm nước bỏ vào bếp ủ kỹ trong 5 ngày, sau đó vớt ra, tro được vón lại thành cục và giã nhỏ. Lấy nước ngâm tro ở trên trộn vào lọc kỹ và hòa với hồ điệp” [19, trang 40-42].

Nói chung, toàn bộ các màu trên đều được pha chế từ các nguyên vật liệu được khai thác chủ yếu trong thiên nhiền gồm các loại thực vật, động vật. Để giữ độ bền, hầu hết các màu đều có chất phụ gia, một số màu khác như đen, xám phải trộn với chất keo được nấu bằng da trâu. Một điều đáng lưu ý là các màu trước khi đưa dùng đều có pha trộn với hồ điệp. Vì vậy, nó tạo thành những gam màu cổ truyền với nét đẹp hết sức tự nhiên, mượt mà, chân chất, óng ả, bởi chất sáng lấp lánh của hồ điệp được hòa quyện với các màu sắc.

2.1.2.3 Làm giấy

Để sản xuất được tranh thì nhất thiết phải có giấy. Giấy in tranh làng Sình là loại giấy Dó. Nhưng, lúc đầu các nghệ nhân ở đây không làm được giấy mà phải ra tận các tỉnh phía Bắc để mua giấy Dó, mất nhiều thời gian và khó khăn lắm mới đưa được giấy về. Để thuận tiện và chủ động hơn cho việc in tranh, người làng Sình đã

học cách làm giấy và tự chế ra được giấy. Tuy nhiên, vì điều kiện lúc đó chưa có máy móc do nền công nghiệp của nước ta chưa phát triển nên phải làm bằng phương pháp thủ công với công thức giản đơn nhưng công sức lại tốn khá nhiều.

“Phương thức làm giấy Dó: Nguyên liệu làm giấy được lấy từ cây Dó, cây Dó sau khi lấy về được chặt nhỏ, cho vào cối giã nhuyễn cho đến lúc thành nhựa. Múc nhựa đó lên một tấm ván phẳng, lăn thật đều rồi phơi khô. Tất cả đều làm bằng thủ công, lại không có chất tẩy nên giấy có màu xám hùn đen và mỏng. Vì thế người ta thường bồi thêm một lớp bột điệp cho nó cứng trắng và như vậy khi in tranh dễ “ăn hình” hơn.

Do tranh làng Sình được làm với nhiều kích thước khác nhau tùy theo loại ván khắc, vì vậy người ta tạo nên nhiều cỡ giấy tương ứng. Trên những tập giấy dó cổ truyền có kích cỡ sẵn 25×70 cm đã được xếp lại ngay ngắn, các nghệ nhân dùng chân chặn cứng và dùng dao to, sắc cắt xén theo những cỡ sau:

Cỡ giấy có kích thước 25×35 cm (bằng ½ cỡ giấy nguyên bản) gọi là giấy pha đôi.

Cỡ giấy có kích thước gần như vuông 25×23 cm, gọi là giấy pha ba. Cỡ giấy có kích thước 25×17cm gọi là giấy pha tư” [19, trang 43].

2.1.3 Kỹ thuật làm tranh

Sau khi hoàn thành những công đoạn khai thác nguyên liệu, chế biến nguyên liệu thành những màu khác nhau, các nghệ nhân làng Sình tiếp tục các khâu như vẽ tranh, khắc ván in, in tranh, tô màu... Đây là những khâu mang tính kỹ thuật cao đòi hỏi phải đầu tư nhiều trí tuệ, sự khéo léo của đôi tay nghệ nhân. Những khâu gia công đó ngoài nhìn vào thấy có tính độc lập rất rõ nhưng thực chất nó có một liên hệ mật thiết chặt chẽ với nhau bởi lẽ những người thực hiện khâu này phải nắm bắt được ý tưởng của những người làm khâu trước và ngược lại những người đã thực hiện khâu trước nhiều khi cũng phải thông cảm và thể hiện ý tưởng của mình với những người thực hiện khâu sau.

Đây là khâu khá quan trọng, mang tính chất khởi đầu cho việc in tranh và cũng là khâu quyết định giá trị thẩm mỹ và diễn đạt nội dung bức tranh, bởi muốn có những tờ tranh đáp ứng nhu cầu thị hiếu của đông đảo quần chúng, đòi hỏi nghệ nhân phải đào sâu suy nghĩ sao cho nội dung, bố cục thể hiện trong bức tranh một cách hài hòa, đẹp mắt với những mảng màu tương ứng như có sức truyền cảm do tài nghệ của tác giả bức tranh.

“Sau khi bức tranh được vẽ xong lần thứ nhất, thường được đưa ra tranh thủ thêm ý kiến của nhiều nghệ nhân trong làng. Nếu có chỗ không hợp lý tác giả bức tranh tiếp tục điều chỉnh để bức tranh được hoàn thiện và sống động hơn” [19, trang 45].

Như vậy, một bức tranh được hoàn chỉnh, ngoài sự công phu của tác giả, nó còn được kết tinh bởi trí tuệ của cả tập thể nghệ nhân.

2.1.3.2 Khắc ván

Các mẫu tranh sau khi được vẽ hoàn thành đều được đưa lên các tấm ván bằng những thao tác khắc chạm. Khắc ván in tranh đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận và cả trí tuệ của những người trực tiếp làm công việc này, bởi đó là một công việc khá phức tạp, cần phải tuân theo những quy định hết sức chặt chẽ của từng khuôn mẫu với những đường nét kỳ công thể hiện trên tấm ván khắc. Do vậy, đảm nhận khâu này thường là những thợ khắc chạm làm lâu năm, có kinh nghiệm để tiến hành các bước, từ chọn gỗ cho đến đục, khắc chạm trên tấm ván gỗ đó.

“Khâu chọn gỗ: tiến hành khá kỹ lưỡng, phải đảm bảo hai tiêu chuẩn: thứ nhất đảm bảo độ bền, không bị mối mọt, gỗ phải là loại rắn, chắc, dẻo; thứ nữa, thớ gỗ phải nhỏ để khi tiếp xúc với nước không chỉ bị nở ra mà phải còn tạo được sự bền dai cho các nét khắc trên ván không bị suy chuyển, vỡ nét.

Các loại gỗ đạt tiêu chuẩn như vậy thường là các loại gỗ thị, gỗ mỡ hay gỗ lòng mực.

Khâu cưa xẻ gỗ: để ván gỗ được thích ứng với thời tiết ở Huế khắc nghiệt, nắng gắt, mưa nhiều, thường có nhiệt độ cao, người ta đã ngâm gỗ dưới nước, sau đó xẻ gỗ trước để từ một đến hai năm khi ván gỗ đã khô mới đem ra khắc chạm. Như vậy, ván khắc khỏi cong vênh và giữ được lâu năm. Khi xẻ gỗ, người

ta dùng hai loại cưa:

Loại thứ nhất: cưa lớn (kích thước 60 cm) để xẻ những cây gỗ.

Loại thứ hai: cưa nhỏ (kích thước 30 cm) dùng để xẻ các tấm ván khắc theo yêu cầu của các loại mẫu tranh lớn nhỏ khác nhau.

Dán các bản vẽ mẫu tranh lên bề mặt các tấm ván đã được bào phẳng, trơn. Tiếp đó, từ các mẫu tranh đã vẽ sẵn, nghệ nhân thường dùng bút lông19 và mực tàu vẽ lên giấy bản mỏng, sau đó dán vào bản gỗ, dùng tay miết mạnh, hình vẽ được thấm vào mặt sau của tờ giấy, người thợ chạm hình căn cứ vào sự hiện hình mà thể hiện theo ý tưởng của người thợ vẽ tranh. Để giúp cho việc chạm hình đạt được đúng theo yêu cầu, người vẽ tranh thường phải theo dõi và hướng dẫn cụ thể hơn trong quá trình thực hiện chạm hình. Trong trường hợp này, người thợ chạm cũng phải nhanh nhạy nắm bắt ý tưởng của người thợ vẽ tranh để thể hiện các mẫu tranh theo phương thức tạo hình trên chất liệu mới.

Đục, chạm các nét của bản vẽ:

Căn cứ theo kích thước, độ thẳng hay cong, các nét lượn của đường ghẽ (đường chỉ), người ta sử dụng nhiều loại đục khác nhau.

Các nghệ nhân thường sử dụng 3 loại đục chính:

Loại đục chàng: là loại đục có kích thước lớn so với 2 loại kia (từ 50 đến 70 li), lưỡi của nó to, thẳng, các nghệ nhân thường dùng nó để đục chắn những đường chỉ dài, thẳng, hoặc đục hạ thấp những khoảng trống lớn của ván.

Loại đục bạt: Có kích thước nhỏ hơn loại đục chàng nhưng hình dạng cũng giống như đục chàng, dùng để chắn những đường chỉ nhỏ hơn và đục hạ thấp ván ở những khoảng trống nhỏ hơn.

Loại đục vũm: gồm có đục lưỡi tròn dùng để đục các lỗ tròn, đục lưỡi cong hình máng dùng để đục các đường cong, hình cong.

Trong mỗi loại đục thường có nhiều loại lớn bé khác nhau để đáp ứng theo yêu cầu của từng bản vẽ có những đường nét to nhỏ không giống nhau. Toàn bộ

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w