Biến đổi về kỹ thuật làm tranh

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 84 - 85)

22 Nhà kho để chứa những công cụ sản xuất, thuyền để vượt sông, ngựa voi để băng rừng.

3.2.6 Biến đổi về kỹ thuật làm tranh

Nói đến sự biến đổi của tranh làng Sình, chúng ta không thể không nhắc tới sự biến đổi trong kỹ thuật làm tranh, đây là sự biến đổi mang tính sáng tạo cao của các nghệ nhân sản xuất tranh Sình, sự biến đổi trong kỹ thuật này không hoàn toàn đánh mất đi cái gốc truyền thống vốn có xưa kia của tranh Sình mà nó là sự tiếp bước, bổ sung thêm cho kỹ thuật in ấn nhằm thích ứng với hoàn cảnh và nhu cầu của cuộc sống.

Trước tiên phải kể đến là bản khắc, bên cạnh sự kế thừa thông qua sử dụng các bản khắc của ông cha để lại, thì như đã trình bày ở trên, với các đề tài thể hiện mới thì nghệ nhân đã tự sáng tác mẫu tranh và tự khắc ván để sản xuất. Đầu tiên, nghệ nhân sẽ sáng tác mẫu tranh trên giấy thường, sau khi chỉnh sửa hoàn chỉnh sẽ dùng

mẫu tranh đó khắc ván, loại gỗ được sử dụng là gỗ của cây mức. Việc khắc ván yêu cầu phải có tay nghề và sự tỉ mỉ nên mất khá nhiều thời gian, sau khi khắc xong các đường nét của mẫu tranh thì khuôn tranh sẽ được bào cho trơn nhẵn toàn bộ nhằm tránh bị vỡ nét khi in. Cuối cùng là đưa vào sử dụng.

Kế đến là bút tô màu: Loại bút thường được sử dụng trong vẽ tranh làng Sình là bút của cây tre, loại bút này thường kém bền, chỉ sử dụng được trong thời gian khoảng 1 tháng là phải thay bút mới. Thế nhưng, sự xuất hiện của một loại bút vẽ mới lại góp phần bổ sung vào sự phong phú trong kỹ thuật làm tranh làng Sình, đó là bút được làm từ rễ của cây dứa dại. Loại bút này rất bền, có thể sử dụng trong vòng 1 năm mà vẫn chưa hư. Người ta chỉ sử dụng phần rễ cây nằm trên mặt đất để làm bút, còn phần rễ nằm sâu dưới đất lại quá mềm nên không thể sử dụng được. Vào mùa hè, các nghệ nhân thường lấy phần rễ nổi lên về phơi khô, đập cho mềm ở một đầu để sử dụng dần cho cả năm. Việc tìm ra và sáng tạo nên loại bút này gắn với một câu chuyện khá thú vị của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước23. Việc tìm ra loại bút này giúp rút ngắn thời gian trong việc sản xuất công cụ phục vụ cho tranh Sình, các nét vẽ và tô màu khi sử dụng loại bút này có đường nét hơn, màu sắc đậm hơn bút tre. Ngoài ra, loại cây dứa dại này khá phổ biến ở các vùng quê nên việc tận dụng và tìm ra nó cũng gặp khá nhiều thuận lợi.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w