22 Nhà kho để chứa những công cụ sản xuất, thuyền để vượt sông, ngựa voi để băng rừng.
3.2.3 Biến đổi về lực lượng sáng tác
Sự thay đổi của nhu cầu, của đầu ra, của số lượng dẫn tới sự biến đổi của lực lượng sáng tác dòng tranh làng Sình. Cũng giống như các dòng tranh khác như tranh Đông Hồ, tranh đỏ Kim Hoàng, tranh Hàng Trống thì trước đây, lực lượng sáng tác tranh làng Sình là dân gian. Đó là sự kế thừa từ đời này sang đời khác, bảo lưu những giá trị truyền thống của làng nghề. Tiếp nhận và biến đổi nó theo xu thế phát triển của thời đại cũng như sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nghệ nhân làng Sình, hiện nay, lực lượng sáng tác ngoài việc lưu giữ truyền thống thì đã có tên tác giả cụ thể, tiêu biểu là nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, ở độ tuổi 65 nhưng ông vẫn không ngừng sáng tạo để tạo nên nhiều mẫu tranh với các loại hình khác nhau, với những cây bút vẽ có thể lưu giữ và sử dụng trong thời gian dài hơn. Với những con người tâm huyết trong nghề nghiệp như thế này chính là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức sống lâu bền của làng nghề. Cùng với nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, hiện nay, đến với làng Sình, chúng ta sẽ thấy được sự mở rộng của không gian cũng như lực lượng tham gia sản xuất. Theo kết quả thống kê điều tra điền dã của tác giả luận văn Dương Thị Nhung thì hiện nay có gần 60 hộ dân ở làng Sình tham gia sản xuất tranh thờ cúng. Như khái niệm “con Bồi” đã nêu trong chương 1, ở làng Sình hiện nay chủ yếu là các con Bồi được thuê để tô tranh, vẽ tranh. Với mẫu khuôn có sẵn và kỹ thuật không cần quá cao cho nên lượng người tham gia bao gồm nhiều lứa tuổi và giới tính, từ những người cao tuổi đến các trẻ em với những khâu tô vẽ đơn giản. Các chủ Bồi sau khi thuê thì sẽ trả công và tổng hợp lại để đưa đi tiêu thụ tại các đầu mối.
xuất như thế này đã góp phần làm tăng thu nhập trong lúc nhàn rỗi của người dân ở mọi lứa tuổi, đồng thời cũng là điều kiện để tranh Sình được rèn giũa và biết đến hàng ngày, không bị lãng quên đặc biệt là đối với lớp thanh niên trẻ, cần giáo dục và kích thích niềm yêu nghề ngay từ khi các em còn bé để sau này nó sẽ là động lực cho các em gìn giữ nghề truyền thống của làng quê mình.