công sức nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng mới lấy được điệp đưa về. Tuy vậy, những người làm tranh nói chung và những người cào điệp nói riêng vẫn xem đó là công việc bình thường hiển nhiên không hề ngại khó vì sự nghiệp phát triển nghề tranh của mình.
Bên cạnh việc khai thác điệp ở vùng biển đầm phá, nhóm người tiến hành khai thác các nguyên liệu chế biến các màu khác đi lên vùng rừng núi cũng không kém phần gian truân vất vả. Những loại cây hoa lá của nó dùng làm màu phải kể đến 2 loại cây tìm kiếm hết sức công phu, chỉ thường có ở những khu rừng già, đó là trâm và dung.
Cây trâm: (hay còn gọi là cây vang) thân to chắc khỏe, thường có kích thước từ 7-8m, ruột cây màu vàng, vỏ cây xanh. Người đi khai thác loại cây này thường chặt từng đoạn một mang về chẻ nhỏ ra, sau đó đun và pha chế thành màu đỏ, gọi là màu đỏ trâm.
Cây dung: cây mảnh nhỏ, người ta thường bẻ cành, hái lá mang về để chế biến. Từ lá của nó nấu kỹ và pha chế thành màu vàng.
Công việc của những người đi khai thác trâm và dung thường phải vào nơi rừng thiêng nước độc, có khi còn gặp cả thú dữ. Vì vậy, thường là những người nam giới khỏe mạnh đảm đương những việc này. Họ cũng thường kết hợp với việc đi khai thác gỗ làm nhà hoặc đốn củi mang về đun, cho nên những đợt như vậy thường kéo dài ngày.
Ngoài ra còn có những loại nguyên liệu khác dễ dàng tìm kiếm hơn từ trong các vườn cây của nhiều gia đình như hạt của cây mồng tơi, lá bàng, lá cây gai, lá chàm... để chế biến những màu khác nhau như màu tím, màu xanh chàm, màu xám, màu đen...” [19, trang 35-38].
Như vậy, chất liệu để cấu tạo nên tranh làng Sình bao gồm nhiều loại hỗn hợp: vừa chế biến từ loại động vật cho đến các loại thực vật như cỏ cây hoa lá và cả khoáng vật như bột gạch... Tất cả được thực hiện qua một quá trình chế biến hết sức công phu để tạo ra những chất màu đúng theo yêu cầu đáp ứng cho việc in tranh.
Nếu công việc khai thác nguyên liệu khá vất vả nặng nhọc thì việc chế biến nguyên liệu tạo màu phải hết sức kỳ công, tỉ mỉ, phải trải qua nhiều khâu với các công thức chế biến khác nhau. Để có những màu pha chế cho quá trình in tranh, đòi hỏi phải có kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc chế biến nguyên liệu.
2.1.2.1 Giã điệp
Để có màu trắng điệp, công việc đầu tiên là phải giã điệp. Điệp được lấy về, những con sống cho vào lửa đốt cháy, bỏ ruột, rửa sạch đem hun trấu cùng với điệp chết đưa phơi khô, sau đó cho vào cối giã thành bột. Sau này bột đó được tạo thành màu trắng và dùng để pha chế thành các màu theo yêu cầu của từng loại tranh. Cối giã điệp thường dùng loại cối gỗ có tại đây và to hơn cối giã gạo. Vỏ điệp rất cứng nên không thể dùng loại chày như chày giã gạo được mà phải dùng loại chày vồ có hình bầu dục nằm ngang. Có từ 4 đến 6 người đảm trách cho mỗi cối giã bột. Điệp được giã khá lâu mới thành bột (từ 8 - 10 tiếng đống hồ). Vì vậy, dân làng Sình thường tranh thủ giã bột vào ban đêm.
Để tận dụng huy động nhân lực, những gia đình làm tranh thường đổi công cho nhau, hôm trước giã cho nhà này, hôm sau giã cho nhà khác. Cùng với những nhịp chày là giọng hò thánh thót của những chàng trai và cô gái giã điệp cũng được vang lên để quên đi nỗi mệt nhọc. Xuất phát từ đó mà hò giã điệp đã tạo ấn tượng mạnh mẽ không chỉ người trong làng mà người ở nơi khác cũng tìm đến trong những đêm giã điệp để cùng được tham gia và thưởng thức. Những đêm như vậy, thường trở thành các buổi sinh hoạt văn nghệ khá lý thú bằng các câu hò đối đáp mà ca từ luôn gắn với những công đoạn chế biến nguyên liệu15. Do vậy, nhiều cặp trai
15
Lúc đầu với những câu hò mời, đầy kín đáo của các cô gái:
“Hò ơi... tôi đứng bên cối điệp này không dính nhựa ăn thua Để kiếm năm đồng mười trừ để bán mua với người ngoài... Ơi ai ngoài đường vô đối cho tôi ra
Kẻo tôi hò mười chuyện tréo cẳng ca (“Ca” nghĩa là gà (tiếng địa phương)) cả mười... ”
Tiếp sau đó nếu người con trai thích hò với người mời gọi thì vào nhà hò chào lại một cách hóm hỉnh:
“Trước anh xin chúc cậu mợ trong nhà Cho đặng hai chữ tài năng tấn phát Sau anh xin chúc cô với bác
Cho đặng hai chữ giàng lạc hương vinh Anh vẫn đến đây xa xứ bất chi tình
gái cũng từ đó mà nên duyên nhau và nên nghĩa vợ chồng.
Những buổi giã điệp có cả sinh hoạt văn nghệ như vậy thường mang lại năng suất và hiệu quả cao hơn, tạo thêm sức truyền cảm mạnh mẽ vào nét bút của những nghệ nhân được thể hiện trong mỗi tác phẩm tranh của từng loại.
Bên cạnh giã điệp thành bột, các loại nguyên liệu khác cũng được tập trung chế biến để phục vụ cho việc pha màu, tuy nhiên có phần nhẹ nhàng hơn như hạt mồng tơi tím giã nhỏ ra, lá gai phơi khô, giã nhỏ và nấu lại, lá tràm rửa sạch vò nát và đánh tơi ra...
2.1.2.2 Pha màu
Sau khi có các nguyên liệu chế biến sẵn, các nghệ nhân bắt đầu công đoạn pha chế màu. Tuy là công việc nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi nghệ nhân phải khéo tay cẩn trọng, có kỹ xảo mới tạo nên được những màu đảm bảo chất lượng tốt bền.
“Màu trắng điệp:
Cùng với bột điệp, là bột gạo nếp cũng đã giã sẵn. Pha trộn hai loại bột màu này, cứ 3 điệp là 1 nếp tạo thành màu trắng điệp. Có thêm bột nếp sẽ tăng thêm chất kết dính của bột điệp trên nền giấy và giữ cho độ bền của màu được lâu hơn. “Khi pha hồ nấu điệp phải có kinh nghiệm khéo tay. Điệp luyện non hồ, giấy ẩm, khi in tranh bột điệp dễ bong lên từng mảng, nếu luyện già hồ, giấy điệp bị cong đanh mặt, bột điệp cũng dễ rụng” [19, trang 40].
Màu trắng thường được phủ trên nền giấy làm cho màu trắng hùn của giấy Dó có sắc màu trắng lấp lánh, óng ánh. Tùy tính chất của từng loại tranh mà người ta có sự điều chỉnh phù hợp dày hay mỏng gọi là một lớp hồ hay hai lớp hồ. Tranh lót hai lớp hồ điệp, giấy thường dày cứng hơn. Những loại tranh được in từ giấy này thường là loại tranh bà, người mua dùng để thờ bà chủ yếu không đốt ngay như các loại tranh hàng mã khác.
Để phủ hồ lên mặt giấy, người ta dùng những lá thông khô buộc vuông lại
Có ai gẩy duyên gởi nợ Kết nghĩa chung tình cho vui”.
thành một bàn chải lớn, dùng nó để phết lên mặt giấy, nghệ nhân gọi là cái “thét”
(hay cái phết). Nhờ cái “thét” này mà mặt giấy được phủ đều và nhanh tạo thành một lớp nhũ trắng ở trên mặt giấy. Nếu “bồi” càng nhiều lớp, giấy càng dày cứng và bền đẹp hơn.
Màu đỏ: Có hai công thức pha chế màu đỏ
Công thức thứ nhất: người ta lấy từ vỏ và gỗ cây trâm (cây vang) chẻ mỏng, nhỏ, ngâm nước trong 3 ngày 3 đêm, đổ nước vào đun kỹ, cô đặc lại thành màu nước đỏ sẫm.
Công thức thứ hai: hái lá cây bàng16, hoặc nhặt nó vào mùa lá rụng nhiều, cùng vỏ cây dương liễu17 đập dập nát, bỏ vào đun với nhau. Đun kỹ cả hai loại cho nó cô đặc lại. Thường lá bàng có nước màu nâu sẫm, còn vỏ cây dương liễu có màu đỏ tươi nên khi pha màu tùy thuộc vào tỉ lệ của hai loại trên để quy định sắc độ màu đỏ tươi hay đỏ sẫm.
Màu vàng: được pha chế từ lá cây dung và hoa hòe
Lá cây dung phơi thật úa vàng, ngâm vào nước lã 3 ngày, sau đó vớt ra, đun kỹ, sắc cô đặc lại, tạo ra nước màu vàng. Đối với loại lá này khi đun phải xem chừng, lửa nhỏ đều, nếu không sẽ bị trào hết ra ngoài.
Bên cạnh đó, các búp non hoa hòe chưa kịp nở được người ta chọn hái, phơi khô, rang vàng đun kỹ, lấy nước hoa hòe trộn với nước lá dung, như vậy, màu vàng của nước lá dung sẽ rực rỡ hơn và tăng cả độ bền màu khỏi chóng phai.
Khi dùng màu vàng phết trên giấy, nếu trộn thêm một ít hồ điệp sẽ có được màu vàng óng ánh kỳ lạ18.
Màu xanh dương: được pha chế từ hạt của cây mồng tơi chín tím mang giã nhỏ, tiếp đó rang thêm một ít hạt hòe, đun cô đặc lấy nước trộn vào sẽ có được màu xanh dương giữ độ bền khá lâu.