Sự thích ứng của tranh làng Sình

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 70)

22 Nhà kho để chứa những công cụ sản xuất, thuyền để vượt sông, ngựa voi để băng rừng.

3.1 Sự thích ứng của tranh làng Sình

Như đã trình bày cụ thể trong chương 1, nghề tranh làng Sình được sinh ra do nhu cầu về đời sống kinh tế, xã hội và đặc biệt là tâm linh, nhất là trong cuộc mở đất về phía Nam, hành trang đi cùng người dân là những tập tục, những sinh hoạt gắn với làng gốc của mình. Và vùng Hóa Châu trong ý nghĩ của họ là nơi “Ô Châu ác địa”, cho nên họ cần đến một lực lượng khác đủ sức trấn an tinh thần, đó chính là con đường dẫn đến thờ cúng. Tranh dân gian làng Sình ra đời phần nào đáp ứng được nhu cầu đó của người dân.

Tranh Sình trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, trước và sau thời kỳ phong kiến không bị cạnh tranh bởi một làng nghề nào tương tự. Đó cũng là một trong những điều kiện khá thuận lợi cho tranh Sình trong quá trình tồn tại và sự mở rộng về mặt thị trường ra cả vùng Trung Trung Bộ ở nửa sau thế kỷ XVIII, XIX và cho phép chúng ta nhận định tranh Sình là một làng nghề phát triển vững mạnh của xứ Thuận Hóa. Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, nghề tranh làng Sình còn được đánh dấu bởi sự trưởng thành lớn mạnh của tầng lớp nghệ nhân trong làng từ bị động đã tự túc được nguyên liệu giấy, màu và nhất là đã sáng tác được những mẫu tranh khắc ván in theo ý tưởng của mình. Tuy nhiên, sau ngày đất nước giải phóng tranh Sình bị xem là văn hóa phẩm dị đoan tiếp tay cho những hình thức mê tín nên nghề tranh bị cấm đoán, ván khắc bị thu hồi, đốt phá, dân cư phiêu tán bỏ nghề bỏ làng ra đi hoặc chuyển sang hành nghề khác có thu nhập cao hơn. Tranh dân gian làng Sình từ đó chỉ tồn tại rất yếu ớt với một vài hộ dân còn sản xuất bí mật với mong muốn bám đất, giữ nghề. Và cho tới ngày nay, khi nghề tranh làng Sình không còn bị cấm đoán nữa thì lực lượng tham gia sản xuất cũng như số lượng tranh được làm ra phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân ngày càng tăng cao, nhất là vào các dịp lễ tết.

Sản phẩm tranh làng Sình gắn chặt với sinh hoạt tín ngưỡng của người dân nơi đây, vào các dịp lễ hội như hội vật võ làng Sình, người ta sử dụng các vật lễ dâng tế, có một thứ vật lễ ít nơi có đó là những bức tranh mộc bản do chính người dân Sình làm ra, hay hội Bồi được tổ chức với mong muốn về một nghề tranh tồn tại lâu bền và phát triển bền vững.

Nhưng cho dù đứng ở góc độ nào để suy xét về vai trò nghề tranh làng Sình, phải thừa nhận rằng quá trình tồn tại và phát triển của tranh Sình là cuộc khẳng định của dòng mỹ thuật dân gian của một vùng đất gắn với tập tục tín ngưỡng truyền thống của những con người, phản ánh nhu cầu vốn có từ xa xưa và trở nên thiết thân trong một thời kỳ lịch sử của xứ Đàng Trong.

Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh, xã hội thay đổi, bản thân mỗi người cũng phải thay đổi theo để thích nghi với cái guồng máy móc đó. Cuộc sống bon chen lấy đi của người dân biết bao thời gian vì lý do cơm áo gạo tiền, lấy đi biết bao thời gian cho cuộc sống cũng như những sinh hoạt riêng của cá nhân. Cuộc sống bình lặng, chậm chạp ngày nào giờ thay vào đó là sự vội vã, hối hả, tất bật vì cuộc sống, vì công việc, vì xã hội…

Theo như lý luận tự nhiên thì hẳn nhiên lối sống của con người nơi đây bắt buộc cũng thay đổi theo, quả đúng là thay đổi nhiều. Thế nhưng, với đời sống tín ngưỡng, với niềm tin tâm linh thì cần phải khẳng định rằng cư dân vùng Huế vẫn rất trung thành gìn giữ và phát triển. Niềm tin về một thế giới siêu nhiên, về những ý niệm của một lực lượng nhân thần sẽ mang lại cho mình một cuộc sống mạnh khỏe, hạnh phúc và ổn định luôn luôn thôi thúc những cư dân ở đây không được phép đánh mất.

Tranh làng Sình với lẽ đó cũng đã tồn tại sau bao thăng trầm của lịch sử. Khi bị cấm đoán, tranh làng Sình tưởng như mất đi không còn nữa nhưng chính nhờ vào nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân không suy giảm cùng với niềm yêu nghề đến cháy bỏng của những cư dân trong làng này với nguyện ước và quyết tâm cao độ để gìn giữ dòng tranh dân gian của làng nên nó vẫn tồn tại và phát triển cho được đến ngày nay.

Có thể nhận thấy, trên dải đất Việt Nam, không thiếu vắng những vùng đất cùng với những con người luôn gìn giữ đời sống tâm linh cao độ. Nhưng khi nhắc

đến Huế, ít người nào lại có thể phủ nhận được tinh thần đó. Có thể nhận thấy rõ nhất về số lượng những ngôi chùa ở Huế so với những vùng khác, cao hơn rất nhiều lần, người ta xây dựng chùa mục đích trước tiên nhất vẫn là đáp ứng cho nhu cầu tâm linh, thờ tự của người dân. Đối với đời sống của người dân Huế, sự tồn tại của những ngôi chùa là sự gắn bó cố kết không thể tách rời. Đối với tranh dân gian làng Sình cũng vậy, sự tồn tại của nó gắn chặt với nhu cầu tín ngưỡng của người dân nơi đây. Chỉ với vài bức tranh in đen trắng tuy nhỏ thôi nhưng lại không thể thiếu trong các lễ cúng của người dân Huế. Từ cúng bổn mạng, mong cho sức khỏe dồi dào, luôn được che chở, cúng cho những người có bầu được mẹ tròn con vuông, hay những người đi biển luôn gặp may mắn và an toàn đến việc cúng cho những đồ vật và động vật xung quanh cuộc sống của mình. Chính vì vậy, khẳng định về sự tồn tại của dòng tranh làng Sình thì cần xét đến mục đích tồn tại của nó, và mục đích duy nhất đó chính là tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Xét về sự tồn tại lâu bền của nghề tranh làng Sình chúng ta cần khẳng định rằng, sự tồn tại đó chính là sự thích ứng rất hòa hợp với mọi mặt của cuộc sống. Nếu nó không thích ứng được thì nó nghiễm nhiên đã bị biến mất và không thể phục hồi. Tuy nhiên, dòng tranh làng Sình đã làm rất tốt nhiệm vụ này, nhiệm vụ thích ứng với không chỉ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, với xu thế phát triển ngày càng đi lên của thời đại mà còn với cả sự kế thừa của biết bao dòng tranh khác và thế hệ khác nhau.

Sự thích ứng của tranh làng Sình luôn tạo nên nét riêng trong từng đường nét so với các dòng tranh khác. Nó được biểu hiện trên nhiều phương diện khác nhau: đó là sự thích ứng với nhu cầu tâm linh của người dân không chỉ trong làng mà còn ngoài làng, ngoài tỉnh, là sự thích ứng với xu thế phát triển của thời đại nhưng vẫn coi trọng tín ngưỡng, là sự thích ứng với nhu cầu cuộc sống với mong muốn kiếm thêm thu nhập, là sự thích ứng với nhu cầu gìn giữ một dòng tranh của những nghệ nhân vùng này và là sự thích ứng trong việc kế thừa kỹ thuật chế tác của những đời trước và của các dòng tranh khác.

Hiện nay, tranh dân gian làng Sình không còn là sản phẩm riêng của cư dân vùng Huế mà nó còn mở rộng ra các vùng phụ cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, và xa hơn nữa là Phú Yên, Bình Thuận… Điều đó một mặt chứng tỏ đời sống tâm linh tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi con người trên khắp các vùng miền, họ thờ tranh, đốt tranh với những nguyện ước chung về một cuộc sống luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công, có làm như vậy thì tinh thần của họ mới có cảm giác yên tâm hơn, mặt khác, sự lan tỏa đó còn khẳng định về vị trí tồn tại của tranh dân gian làng Sình, nó không còn là sản phẩm được mỗi người dân Huế sử dụng mà cư dân vùng khác cũng đã đặt niềm tin vào nó.

Nhu cầu đó ở mỗi vùng miền có thể nằm ở một mức độ mạnh yếu khác nhau, và cũng có thể khẳng định rằng, với những vùng mà người dân sử dụng tranh làng Sình cho nhu cầu thờ cúng thì mức độ mạnh chỉ có thể nằm ở trường họp cá nhân mà thôi, còn xét mặt bằng chung thì cư dân vùng Huế vẫn được biết đến với nhu cầu mạnh nhất. Cũng có thể nhận thấy, cư dân vùng Huế không giữ tranh thờ cúng làng Sình làm sản phẩm riêng mà vẫn mong muốn tạo nên sự lan tỏa sang các vùng miền khác. Khi người dân vùng khác Huế sử dụng tranh thờ cúng làng Sình với nhu cầu ngày càng cao chứng tỏ nó đã bắt kịp và thích ứng được với nhu cầu cũng như lối sống của cư dân các vùng đó. Người dân xem tranh thờ cúng làng Sình là một thành tố không thể thiếu trong các lễ cúng tế, sự tồn tại bền chặt đó chính là thước đo cho sự thành công trong việc thích ứng của tranh dân gian làng Sình đối với không chỉ cư dân trong làng Lại Ân, mà còn đối với cả cư dân Huế và các vùng phụ cận trên khắp dải đất dọc miền Trung.

Bên cạnh đó, nói đến nhu cầu của cuộc sống chúng ta cũng không thể không nhắc đến xu thế phát triển của thời đại. Cuộc sống ngày càng phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Kéo theo đó là sự thay đổi của biết bao nhân tố, trong đó có con người. Tuy nhiên, dù xã hội có phát triển và thay đổi đến mức độ nào đi chăng nữa thì nhu cầu tín ngưỡng vẫn luôn luôn được người dân coi trọng. Đó là một điều đáng quý và là thành công lớn nhất của dòng tranh thờ cúng làng Sình. Con người Huế dù có bận đến đâu, dù có giàu sang hay nghèo khổ đến mấy thì trong ngôi nhà của họ vẫn không thiếu vắng những bức tranh thờ cúng làng

Sình. Đặc biệt nhất là khi về các vùng quê, trong nhà mỗi người dân đều thờ tranh bổn mạng bằng giấy hoặc bằng gương ở những vị trí trang trọng. Hàng tháng, hàng năm, vào các dịp thờ cúng, người dân tuy bận bịu đến mấy cũng không quên làm nhiệm vụ này, và trong quá trình thờ cúng thì tranh Sình là một thành tố không thể thiếu. Sau khi cúng tế xong, có loại thì được đốt đi nhưng cũng có loại được treo lên để thờ lâu dài. Như vậy, mặc dù với xu thế phát triển ngày càng đi lên của thời đại, thế nhưng tranh tín ngưỡng làng Sình vẫn thích ứng và hòa hợp được với xu thế đó, vẫn đáp ứng được nhu cầu thờ cúng cũng như tâm linh của mỗi người dân, điều đó phần nào khẳng định sức sống lâu bền của tranh dân gian tín ngưỡng làng Sình.

Bản thân những người dân làng Sình, họ vẫn tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, xem đó là nghề chính như biết bao vùng quê khác trên đất nước Việt Nam. Kinh tế phát triển tạo điều kiện hình thành những ngành kinh tế phụ trợ như đan lát, làm nón, hàng mã… trong đó đáng kể nhất là nghề sản xuất tranh. Người dân làng Sình sản xuất tranh thờ cúng hàng năm, cao điểm là vào dịp tết với số lượng rất lớn. Họ vẫn sản xuất hàng ngày nhưng với số lượng ít hơn và chỉ làm vào những thời gian rảnh rỗi hoặc trước, sau các vụ mùa. Lực lượng tham gia sản xuất tranh thờ cúng làng Sình rất đa dạng, từ những người lớn tuổi đến những em bé nhỏ xíu, vẫn tham gia sản xuất, cười nói, trò chuyện rất vui vẻ trong một không gian làng quê yên bình rất thoáng đạt. Khung cảnh đó tạo nên một bức tranh rất đẹp về hoạt động lao động sản xuất của những người dân thuần nông nghiệp. Sản phẩm do họ làm ra tuy giá thành không cao, một bức có giá vài trăm đồng hay vài nghìn đồng, thế nhưng đó là niềm yêu thích của họ, và cũng chính nhờ nó mà thời gian rảnh rỗi họ cũng có thể tranh thủ làm thêm kiếm thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Sự thích ứng, thích nghi đó với cuộc sống hàng ngày giúp người dân nơi đây một mặt gìn giữ được dòng tranh, gìn giữ được nếp thờ cúng, thờ tự của sinh hoạt tín ngưỡng nhưng mặt khác cũng góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Người dân làng Sình từ trước đến nay vẫn sản xuất tranh thờ cúng đều đặn hàng ngày. Từ thời xưa, khi dòng tranh bị xem là sản phẩm mê tín dị đoan, bị cấm sản xuất, khung tranh bị đốt… nhưng một vài người dân vẫn âm thầm đào hầm sản xuất bí mật, tự tạo khuôn gỗ theo những thiết kế motip có sẵn của những khung gỗ

trước. Không gian ngột ngạt, nguy hiểm tới tính mạng vì làm trái lệnh, nhưng họ vẫn không ngừng, vẫn hàng ngày cặm cụi sản xuất, khi sản xuất xong tới lúc tiêu thụ cũng thật vất vả và nguy hiểm. Họ cuộn tranh lại, buộc xung quanh bụng, lấy áo che lại, đạp xe đạp tìm tới những nhà vẫn còn gìn giữ các thảo am thờ cúng để bán tranh. Những người mua này vẫn giữ thói quen thờ tranh Sình và hàng năm vào các dịp lễ, những người sản xuất tranh đã tự biết tìm đến các địa chỉ tin cậy để giao sản phẩm. Trong giai đoạn này, nhu cầu về tín ngưỡng của người dân có thể bị giảm đi vì bị cấm đoán, dẫn đến lượng tranh sản xuất ra cũng ít đi, chỉ sản xuất cho một số ít những hộ gia đình vẫn trọng thờ tranh Sình, xem như làm cho có bởi thu nhập không thể cải thiện được, vừa mất thời gian sản xuất tranh lại còn phải tự đi giao hàng thì sẽ không có nhiều thời gian để làm những việc khác. Về sau, khi tranh Sình không còn bị cấm đoán nữa, người dân sản xuất công khai, niềm tin tín ngưỡng của người dân vẫn ấp ủ đâu đó, nay có cơ hội trỗi dậy, nhu cầu xuất hiện trở lại và tăng cao. Tranh Sình không chỉ một hộ, hai hộ mà thêm nhiều hộ cùng sản xuất (đến nay đã có gần 60 hộ sản xuất tranh thờ cúng) để đáp ứng nhu cầu đó. Trải qua biết bao khó khăn nhưng nhiều người dân của làng Sình vẫn bám đất, bám quê để sinh sống. Vậy nguyên nhân đó là gì? Nhìn vào thực tế, thu nhập qua sản xuất tranh thờ cúng làng Sình không cao nên chắc chắn không phải vì mưu sinh một cuộc sống kinh tế mà họ bám trụ lại, mà nguyên nhân sâu xa nhất chính là về nhu cầu gìn giữ một dòng tranh, một tặng phẩm mà cha ông để lại. Phải có những con người như vậy mới có được làng Sình như hôm nay. Nhu cầu của các nghệ nhân về việc gìn giữ dòng tranh kết hợp với nhu cầu của người dân về thờ cúng ngày càng tăng giúp dòng tranh này ngày càng khởi sắc và phát triển. Sự thích ứng đó là gì?, đó là sự kết hợp giữa nhu cầu gìn giữ, bảo tồn dòng tranh của các nghệ nhân cùng với nhu cầu về tâm linh tín ngưỡng của người dân, vì thế mới thấy, qua biết bao chặng đường gian nan tưởng chừng như mất đi nhưng tranh Sình vẫn sống, vẫn tồn tại và vẫn phát triển. Bởi cái tâm huyết, niềm yêu nghề quá lớn ấy đã thôi thúc các nghệ nhân phải thay đổi cách nghĩ, cách sống, dẫn tới cách sinh hoạt phải thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh sống, với những quy tắc hà khắc, để rồi, cái họ đạt được đã không phụ bao công lao, công sức vất vả của họ.

hiện ở chỗ, những nghệ nhân làng Sình sau này một phần tự sáng tác mẫu tranh, chế tác khung tranh nhưng chủ yếu vẫn sử dụng những kinh nghiệm của cha ông để lại,

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w