22 Nhà kho để chứa những công cụ sản xuất, thuyền để vượt sông, ngựa voi để băng rừng.
2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tranh làng Sình
Ngày nay nghề tranh dân gian làng Sình tuy không được phát triển như trước đây nhưng vẫn đang còn tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường. Xét trên nhiều phương diện những người tham gia trực tiếp vào sản xuất ngày càng ít đi do sự xuất hiện và phát triển một số ngành tranh sản xuất theo phương pháp hiện đại dựa trên thành tựu khoa học kỹ thuật ở các vùng lân cận đã lấn át nghề tranh truyền thống làng Sình. Cũng chính vì vậy mà nhiều người thoát ly lên thành phố Huế hoặc di sinh sống những nơi khác đã mang theo nghề nghiệp của mình, cải tiến phương pháp sản xuất để mang lại hiệu quả cao hơn. Do đó, hiện nay nghề tranh làng Sình bị thu hẹp lại, hiện tại còn khoảng hơn 50 hộ gia đình làm tranh, nhưng sản xuất chính chỉ có khoảng 6 hộ, những hộ còn lại chỉ được thuê để làm tranh.
Các tấm ván in trải qua nhiều biến động của thời cuộc đã bị mất mát, thất lạc. Vì vậy, để làm ra được nhiều loại tranh, các gia đình phải trao đổi ván in cho nhau mới đủ dùng.
cũ nhưng có nhiều khâu đã bị bỏ đi do sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn tới sự chiếm lĩnh của phương pháp làm tranh hiện đại. Các hóa chất, phẩm màu đã dần thay thế cho các màu thủ công truyền thống. Trong quá trình sản xuất tranh tuy quy trình tuần tự vẫn được tiến hành như trước nhưng có phần đơn giản và ít công phu hơn. Các công đoạn như khai thác nguyên liệu để chế biến giấy Dó... không còn diễn ra nữa, các khâu sản xuất cũng được chuyên môn hóa, mỗi người chia trách nhiệm một phần, in tranh và tô màu đều được chuyển theo kiểu dây chuyền cuối cùng từ bản nét đã khoanh vùng cho màu, mỗi người chỉ phụ trách đưa một màu duy nhất vào khoảnh đã quy định. Nhưng màu bây giờ không phải là sự pha chế từ các loài động vật, thực vật như trước, mà người ta chủ yếu dùng màu của những loại phẩm hóa chất để tô lên tranh. Nhiều nghệ nhân cũng đã nhận ra được điều đó nhưng họ vẫn chấp nhận kiểu làm tranh hiện đại này bởi nó thuận tiện và đỡ mất thời gian, công sức hơn mặc dù giá trị thẩm mỹ của tranh giảm hẳn so với những bức tranh xưa.
Thị trường tiêu thụ tranh làng Sình hiện nay chủ yếu ở thành phố Huế và các vùng lân cận. Tranh còn được đưa bán ở những tỉnh miền Trung và được tiêu thụ nhiều nhất là vào tháng Tết. Vì đó là dịp kết thúc năm cũ bước vào đầu năm mới, được đánh dấu bằng Tết Nguyên Đán, người dân cần mua để phục vụ cho việc thờ cúng và các lễ nghi nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của đa số dân ở đây.
Nghề tranh làng Sình tuy là nghề phụ của những người làm nông nhưng đã góp phần làm tăng thêm thu nhập trong gia đình, giải quyết việc làm cho lao động vào những lúc nhàn rỗi.
Mặc dù hiệu quả kinh tế chưa phải là cao, thế nhưng người dân làng Sình vẫn mong muốn được duy trì và phát triển nghề tranh dân gian, đó là nghề nghiệp của cha ông truyền lại. Cũng vì vậy mà họ luôn tôn trọng giữ gìn những gì đã có được như: những tấm ván khắc in, các bí quyết pha màu, xem đó như là bảo bối của gia đình mình cần phải lưu giữ từ đời này sang đời khác.
Sản xuất tranh dân gian làng Sình là một quá trình có thể nói là công phu của một tập thể hay một nhóm người. Sản phẩm được ra đời là kết tinh của lao động
chân tay trí óc và cả chất xúc cảm thẩm mỹ của những nghệ nhân tham gia vào dây chuyền làm tranh. Ở đó còn có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật - nghệ thuật tạo hình dân gian. Vì thế, tuy tranh làng Sình phục vụ tín ngưỡng nhưng bản thân thể hiện được cuộc sống tâm hồn, tình cảm và khát vọng của người lao động. Đó cũng là sự phản ánh lòng tin của những người dân về một thế giới siêu nhiên huyền bí và đã tạo cho họ có được một sức mạnh tinh thần để vượt qua mọi thử thách gian lao ở cuộc sống đời thường, vươn lên đạt được những gì tốt đẹp hơn như mơ ước của họ.