Theo địa bạ nhà Mạc, làng có tên trong danh sách 67 làng của huyện Tư Vinh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 29 - 30)

dòng tộc danh tiếng đã có công trong việc khai khẩn, mở đầu là họ Phan, sau đó là họ Võ, Hà, Lê, Đặng, Đinh, Trần, Phạm, Huỳnh, Nguyễn, Đào và Ngô...nối tiếp. Hiện tại, ở làng có đến 36 họ cùng chung sống nhưng các họ nguyên gốc không còn nữa5.

“Tên nôm với một từ đơn lập, ý nghĩa không rõ ràng là một hiện tượng không nhiều đối với các làng xã ở Đàng Trong”. Tìm hiểu thời điểm thành lập làng từ sự gợi ý lý giải tên gọi (nôm) của làng cũng không hé mở được gì nhiều về gốc tích, tên tuổi của các vị khai canh, bởi tên chữ (Lại Ân) do nhà nước phong kiến đặt ra chỉ tồn tại trong văn bản, trong thực tế làng vẫn được gọi theo tên Nôm: làng Sình. Nhưng, sự tồn tại tên Nôm đi kèm với tên Chữ ở các làng xã Đàng Trong mà cụ thể là làng Sình, điều thường thấy ở các làng xã Bắc Bộ cho ta khẳng định thêm về nguồn gốc của những vị chủ nhân khai phá, lập làng ở xứ Thuận Hóa những năm giữa thế kỷ XVI có gốc tích từ Bắc vào (vùng Thanh – Nghệ). Như vậy, sớm nhất cũng phải đến giữa thế kỷ XVI làng Lại Ân mới thực sự hình thành với tư cách

“Làng” trong sự ổn định tương đối về dân cư và kinh tế của xã Thuận Hóa.

1.2.3 Đời sống kinh tế, xã hội

Tuy có những điều kiện lưu thương khá thuận lợi, lại cận kề bên khu phố - chợ - cảng, về căn bản Lại Ân là một làng nông nghiệp truyền thống như bao làng xã khác, dân làng Sình vẫn lấy nghề nông là nghề chính và nghề thủ công như đan lát, đan nón, in tranh... là nghề phụ trong các hoạt động kinh tế của làng. Trong bức tranh về làng Sình, bên cạnh những cảnh “xóm làng trù mật nên gà chó từng đàn, cỏ nước ngon lành nên trâu bò béo tốt, trong công điền có cả tư điền... đất cát phì nhiêu được thóc không cần khó nhọc” [19, trang 10]... là cảnh “xóm Lại Ân canh gà xào xạc, giục khách thương mua một bán mười” bởi “bát đĩa sứ ở Thế Lại, Lại Ân giá bán rất đắt”. Và trong thực tế, nơi đây đã trở thành khu thị tứ “vệ tinh” quan trọng trong hệ thống phố cảng thương nghiệp Thanh – Vinh. Chính vì thế mà quá trình hình thành và phát triển của làng Lại Ân được nhìn nhận qua những biến động về mặt xã hội, dân cư, kinh tế, nhất là qua sự thu

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 29 - 30)