Bộ: Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương, một tập hợp các vị thần được dân gian kể lại (được nhà Nguyễn phong làm thượng đẳng thần)).
Nộn, Mậu Tài... chủ yếu hình thành từ sự thu hút của khu cảng thị Thanh Hà – Bao Vinh, tạo thành những vệ tinh mà sức lan tỏa của nó ra khắp Trung Bộ.
1.3.2 Nguồn gốc và quá trình phát triển
“Xét trên mặt mỹ thuật, tranh Sình có nhiều điểm tương đồng với tranh Đông Hồ về kỹ thuật, nguyên liệu, ngay cả trong đường nét hay bố cục, màu sắc9. Trong mối liên hệ giữa tranh Sình và tranh Đông Hồ, tranh Sình không thể ra đời sớm hơn tranh Đông Hồ, tức là thế kỷ XVI. Theo những nguồn tư liệu mà nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Phi Hoanh tiếp cận được cho biết trong những họ cố cựu của làng Đông Hồ như họ Nguyễn Đăng (gốc Thanh Hoá), họ Lê (gốc Hải Dương) lập nghiệp đến nay đã hơn 20 đời. Và loại tranh Đông Hồ cổ nhất ra đời vào thời Hậu Lê. Từ những cứ liệu đó, không thể loại trừ giả thiết rằng trong quá trình di cư vào Đàng Trong, những nghệ nhân quê ở Thanh Hóa đã mang theo nghề tranh để có thể kiếm kế sinh nhai, và từ một duyên nghiệp nào đó mà dân làng Sình đã may mắn được chọn làm “truyền nhân”. Tất nhiên, khi du nhập nghề tranh, bản thân làng Sình đã tạo được cho mình một vị trí đáng nể nhất là về kinh tế.
Đứng về mặt lịch sử, thế kỷ XVII đánh dấu sự đi vào ổn định xã hội và bắt đầu phát triển kinh tế của xứ Thuận Hóa, các làng nghề thủ công truyền thống hầu hết ra đời vào khoảng thời gian này10.
Tồn tại khá hoàn chỉnh và phát triển về mọi mặt, trở thành một trong những vệ tinh của khu thương cảng Thanh Hà, làng Sình càng có cơ hội tiếp nhận và xác lập một cách đầy đủ những chức năng vốn có của một làng nghề. Bởi, vùng Hóa Châu thuở ấy với “mật độ dân cư tương đối lớn, bộ mặt thương nghiệp đã có chiều hướng thịnh đạt mà những sử liệu khá sớm như Ô Châu Cận Lục, được viết từ giữa thế kỷ XVI đã nhắc đến nó như một chỉnh thể” [19, trang 19].
Cho đến nay ở vùng Thuận Hóa, ngoài làng Sình chưa có một làng xã nào