Vào cuối năm, ngày 23 đưa ông Táo về trời, toàn bộ giấy tờ cúng đốt và các vật dụng kèm theo người ta đưa ra các gốc cây ở đình hay các bờ tường ở đình để thờ Tranh ông Táo ngoài làm bằng giấy cũng còn

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 87)

được làm bằng gốm hoặc đất nung. Còn tranh Bà được làm bằng gương, loại tranh thế mạng này khi hết tuổi thờ người ta không tiêu hủy, vứt lung tung mà mang ra các vị trí trên kèm theo các vật dụng của trang Bà như gương, lược, dầu bóp… để thờ.

nhân yêu nghề của làng quê này. Với nhiệt huyết về việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy dòng tranh trên dải đất miền Trung, họ đã không ngừng sáng tạo, tìm tòi và cố gắng hết sức để lưu giữ nhưng giá trị đó. Đánh giá về sự thích ứng cũng như biến đổi của tranh làng Sình trong không gian văn hóa Huế cũng như trong môi trường phát triển ngày càng đi lên của kinh tế, xã hội thì chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, tranh dân gian làng Sình đã rất thành công trong quá trình chuyển mình và thay đổi. Người dân với bộn bề cuộc sống nhưng niềm tin tâm linh không bao giờ thuyên giảm sẽ là cơ hội, động lực và là nguồn chính cho sự tồn tại của dòng tranh này không chỉ riêng cho vùng Huế mà còn đối với các địa phương khác trên dải đất miền Trung và Việt Nam nói chung.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nội dung chương này khái quát về sự thích ứng cũng như biến đổi của tranh làng Sình. Nhìn nhận về sự thích ứng của tranh Sình để thấy được trong thời xưa và ngày nay, tranh Sình vẫn kế thừa và phát huy những kinh nghiệm nghề truyền thống do cha ông để lại, thích ứng với nhu cầu tâm linh tín ngưỡng mặc dù xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống luôn biến đổi nhưng dòng tranh vẫn vậy, vẫn giữ nguyên nét cốt của cái hồn tranh xưa. Tuy nhiên, sự thích ứng của tranh Sình trong sự phát triển chung của xã hội cũng dần có những biến đổi theo những chiều hướng tích cực. Sự biến đổi đó là cả một quá trình phấn đấu cho nghề nghiệp của những nghệ nhân nơi đây. Nội dung xoáy sâu vào sự biến đổi trên những bình diện như: đầu ra, lực lượng sáng tác, chức năng, đề tài thể hiện, kỹ thuật làm tranh, nguyên liệu và không gian sản xuất. Sự biến đổi của tranh dân gian làng Sình là sự khẳng định về sự tồn tại cũng như phát triển ngày càng đi lên của một dòng tranh. Không chỉ đơn thuần là những tờ tranh giấy thờ cúng, cúng xong được đốt đi mà nay còn sáng tạo thêm tranh trang trí với nhiều chủ đề khác nhau gắn với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng quê làng Sình. Những nghệ nhân làng Sình ngoài sản xuất cũng không ngừng sáng tạo trong mọi mặt như kỹ thuật, nguyên liệu để bổ sung cho kỹ thuật của dòng tranh, qua đó cho thấy niềm yêu nghề, nhiệt huyết với nghề không thuyên giảm, nó chính là chất xúc tác cho sự tồn tại lâu bền của dòng tranh trong sự phát triển của xã hội hiện nay.

KẾT LUẬN

Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, hàng mấy thế kỷ nay, vùng đất xứ Huế - một trung tâm văn hóa du lịch đã tồn tại những nghề truyền thống đáng được chú ý. Trong đó phải kể đến nghề tranh làng Sình - một làng quê nằm bên dòng sông thơ mộng và địa thế thuận lợi cho việc phát triển giao thông buôn bán.

Tranh làng Sình rất đỗi thân quen với người dân xứ Huế và cả những vùng cận kề từ xưa đến nay, bởi nó là loại “tranh thờ, phục vụ các tín ngưỡng cổ sơ, là sự lưu ảnh của tư tưởng Việt cổ trước một thiên nhiên thần bí và linh dị” [41, trang 17] nên nó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tín ngưỡng của con người.

Bên cạnh sự tưởng tượng ra một triết lý tín ngưỡng, huyền bí, linh dị, là những nét mộc mạc, hồn nhiên, được thể hiện trên tranh với những chủ đề xuất phát từ thực tiễn cuộc sống lao động sản xuất. Mỗi bức tranh diễn tả được cuộc sống bình dị của người nông dân với niềm khao khát ước mơ về những điều tốt đẹp sẽ đến với họ.

Với bố cục đa dạng, khúc chiết cùng với những đường nét và màu sắc phù hợp tạo nên sự hài hòa sinh động cho tổng thể bức tranh làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ của tranh. Chính những yếu tố đó đã tạo nên được những nét độc đáo của tranh làng Sình. Vì vậy, ngoài những đặc trưng của loại hình dân gian, tranh Sình còn có sự khác biệt với tranh Hàng Trống và tranh dân gian Đông Hồ bởi yếu tố chỉ thiên về một dạng kết cấu nét không những không làm mất đi tính cân đối hài hòa của tranh mà còn tạo được sự sống động trong mỗi bức tranh.

Nội dung của tranh Sình cũng rất phong phú, chứa đựng một giá trị hiện thực sinh động, do đó nó thể hiện được sức sống mạnh mẽ lâu bền và được tồn tại trong lịch sử suốt mấy trăm năm qua. Tuy tranh Sình dùng cho thờ cúng là chủ yếu nhưng những điều được diễn tả trong tranh không quá uy phong, trang trọng, lạnh lùng cho đúng với ý nghĩa đích thực của nó mà ngược lại, nó rất đỗi thân quen gần gũi với cuộc sống con người bởi những người sử dụng cũng như người vẽ tranh đều cảm nhận được những bức tranh “tượng Bà” hay “con Ảnh” mặt mày rạng rỡ tươi cười đôn hậu, y xiêm lược là, thần sắc khoan dung như vậy luôn an ủi, xoa dịu con người

trong cuộc sống đời thường.

Màu sắc của tranh Sình đậm đà, tươi vui nhưng không chói chang, lòe loẹt, thắm đượm chất trữ tình, mộc mạc, chân chất và mang đậm hương vị của những cây cỏ hoa lá bởi những màu xanh dương của hạt mồng tơi giã với hạt hòe viền trên nếp áo, vành khăn, với màu đơn của gạch nung trên viền quạt, mũi hài của tranh bà, màu đỏ sẫm của nước lá bàng, màu đen của tro rơm và màu vàng nhẹ của lá dung với búp hòe non trên một số bộ phận khác, tất cả đều được làm nhẹ đi bởi sự pha trộn với hồ điệp và óng ánh những màu sắc đằm thắm, khó phai mờ.

Tranh làng Sình ngày nay tuy vẫn những chủ đề, nội dung và những yếu tố tạo hình không có gì khác xưa nhưng cái khác biệt rõ nhất là màu sắc. Chính những loại phẩm màu hóa chất, chói chang lòe loẹt đã làm mất đi một phần quan trọng của giá trị thẩm mỹ trên một dòng tranh dân gian cổ xưa. Các hình trong tranh cũng vì thế mà mất đi vẻ dân dã thôn quê và làm xa lạ với người dân lao động.

Tuy vậy tranh làng Sình ngày nay vẫn có mặt trên thị trường ở Huế và một số tỉnh miền Trung. Do mang tính chất phục vụ tín ngưỡng, sau khi các nghi lễ thờ cúng được tiến hành xong, phần lớn tranh được “hóa”, người mua thường không chú trọng đến các yếu tố thẩm mỹ và người làm tranh ngày nay vẫn kế thừa và tuân theo những nguyên tắc, quy định của các thế hệ trước trong quá trình sản xuất. Vì vậy, tranh Sình còn giữ gần như nguyên vẹn những chủ đề mang đậm tính dân gian với những yếu tố riêng, thể hiện một dòng tranh có nhiều nét hội họa đặc thù xứ Huế.

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy các làng nghề thủ công truyền thống trong đó có tranh Sình đặt ra cấp thiết cho các nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh và những nhà hoạch định chính sách, như sự tìm kiếm để trở về cội nguồn của dân tộc, bởi trở lại nghệ thuật tạo hình dân gian, khai thác truyền thống dân tộc trước hết là đi tìm cái gì bao trùm, là tổng hòa của những quan điểm, những thái độ của cả một lớp người trong cả một thời, trước xã hội, trước đồng loại, trước thiên nhiên, trước cái đẹp. Tuy trong điều kiện hiện nay, nhiều yếu tố trong tranh đã bị “hiện đại hóa” ít nhiều ảnh hưởng đến chất dân gian của tranh, thế nhưng cái “thần” của các thế hệ cha ông được kết tinh trong bố cục đường nét nội dung tranh hết sức tinh tế và sâu sắc, vẫn được lưu truyền

cho đến hôm nay và cả mai sau.

Ngày nay, việc thờ cúng tổ tiên đang là tập tục, truyền thống tốt đẹp thể hiện đạo lý, “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta nói chung và dân Huế nói riêng. Vì vậy, tranh Sình - thể loại tranh thờ cúng phục vụ tín ngưỡng cần phải được bảo tồn đáp ứng phần nào đời sống tâm linh của người dân.

Cũng như tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống, tranh làng Sình trước hết là một tác phẩm nghệ thuật, ngoài chức năng thờ cúng phục vụ tín ngưỡng nó còn gần gũi với cuộc sống đời thường. Không khác biệt, xa với những chủ đề của các bức tranh mỹ thuật trang trí. Bởi vậy, tranh làng Sình có khả năng chuyển thể thêm một số đề tài, bố cục, đường nét cho nó trở thành tranh trang trí để phục vụ thị hiếu, nhu cầu đông đảo của người mua. Đó cũng là một phương thức để làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với một nghề tranh truyền thống và hướng mở để tranh Sình chiếm vị trí xứng đáng hơn trên thị trường ngày nay.

Khôi phục nghề tranh Sình là mong ước của người dân nơi đây, đó cũng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng bởi đây là một nghề tranh dân gian tiêu biểu ở Huế, nó đã được tồn tại lâu đời với kho tàng kinh nghiệm phong phú và nghệ nhân có tay nghề cao. Tuy nhiên, đó cũng là vấn đề hết sức nan giải bởi có rất nhiều vấn đề đặt ra, trong đó phải tính đến nguồn vốn, đầu vào cũng như thị trường, đầu ra để tạo cho nó có một chỗ đứng vững chắc, một sức sống lâu bền. Nhưng hơn hết, đây là một ngành nghề thủ công truyền thống cần được bảo tồn như chính việc giữ gìn và phát huy không những bản sắc văn hóa Huế nói riêng mà cả dân tộc Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w