Biến đổi về số lượng và chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 79 - 80)

22 Nhà kho để chứa những công cụ sản xuất, thuyền để vượt sông, ngựa voi để băng rừng.

3.2.2 Biến đổi về số lượng và chất lượng

Việc sản xuất tranh làng Sình cùng với nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường tiêu thụ đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong số lượng cũng như chất lượng. Về số lượng, trước kia, người dân làng Sình chỉ sản xuất với số lượng vừa phải vì chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của người dân trong làng và trong vùng Huế, nhưng về sau số lượng tăng cao do đáp ứng cho thị trường các vùng phụ cận Huế, xa Huế trên khắp dải đất miền Trung Việt Nam. Về chất lượng của tranh làng Sình ngày nay cũng được đảm bảo hơn tranh ngày xưa, tranh Sình xưa được sản xuất trên các loại nguyên liệu tự nhiên như giấy, màu vẽ, khuôn gỗ nhưng giấy cũng chỉ mang tính chất đơn sơ và bình thường, có thể tự sản xuất giấy, cũng có thể mua ngoài Bắc về với giá thành không quá cao. Nhưng ngày nay, giấy được sử dụng là các loại giấy ngoại nhập với giá thành cao (1 ram giấy rọc ra được khoảng 2000 tờ có giá khoảng 500 ngàn đồng), chất lượng đảm bảo, màu vẽ được sử dụng màu công nghiệp, màu sắc tươi sáng hơn, đẹp mắt hơn. Chất lượng của tranh làng Sình ngày nay có nhiều nét khởi sắc tích cực, được nhiều người yêu mến và lựa chọn. Tuy nhiên, sự biến đổi này cũng làm mất đi tính truyền thống vốn có của tranh Sình, nhiều người yêu thích sự biến đổi của tranh Sình về chất lượng nhưng số đông còn lại vẫn mong muốn được sử dụng, được cầm trên tay một bức tranh Sình đúng nghĩa truyền thống xưa kia. Đó là vấn đề đáng lưu tâm trong sự biến đổi này, có thể nó mang chiều

hướng tích cực trong việc đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và đón nhận được sự yêu mến từ người sử dụng nhưng vấn đề ở đây là phải làm sao để các nghệ nhân không vì các sản phẩm công nghiệp sẵn có mà đánh mất đi tính truyền thống của tranh Sình, vẫn giữ vững những quy trình sản xuất của xưa kia, có thể sử dụng các sản phẩm công nghiệp nhưng chỉ nên dừng lại ở mức độ hạn chế và thực sự cần thiết mà thôi. Chỉ có như vậy thì tranh Sình mới tồn tại đúng nghĩa được.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w