Nghề làm kim làng Mậu Tài, nghề làm nón làng Triều Sơn là những nghề do những người ngoài Bắc mang vào, nghề tranh làng Sình có nằm ngoài xu hướng này?.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 36 - 37)

từng làm nghề in tranh tín ngưỡng đã bị mất đi11. Tranh Sình trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, trong trước và sau thời kỳ phong kiến hầu như không bị cạnh tranh bởi một làng nghề nào tương tự trên chính vùng đất nó sinh ra. Đó cũng là một trong những điều kiện khá thuận lợi cho tranh Sình trong quá trình tồn tại và sự mở rộng về mặt thị trường ra cả vùng Trung Trung Bộ ở nửa sau thế kỷ XVIII, XIX cho phép chúng ta nhận định tranh Sình là một làng nghề phát triển vững mạnh của xứ Thuận Hóa12.

Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, nghề tranh làng Sình có nhiều tên gọi khác nhau mà mỗi tên gọi thường phản ánh những đặc trưng hoặc của nghề thủ công này hoặc về ngôi làng ở ngã ba sông này “nghề giấy”, “nghề bồi”, “nghề hồ điệp”, “nghề tranh”, “nghề Sình”. Đề tài không có ý định giải nghĩa những tên gọi đó, điều muốn nhấn mạnh ở đây là tính chất “nghề” của làng hay mức độ biểu trưng qua sự gắn kết của một “nghề” hay một “làng” mà vai trò của nó không chỉ tồn tại trên phương diện là phương tiện kiếm sống mà cả ở trong tiềm thức của người dân ở ngã ba sông này. Sự phát triển của nghề tranh làng Sình còn được đánh dấu bởi sự trưởng thành lớn mạnh của tầng lớp nghệ nhân trong làng từ bị động đã tự túc được nguyên liệu giấy, màu và nhất là đã sáng tác được những mẫu tranh khắc ván in theo ý tưởng của mình13. Trong làng, sự phân hóa các lớp người trở nên tất yếu, hình thành những bộ phận chuyên biệt trong hệ thống giấy chuyên sản xuất tranh: chủ bồi, tự bồi, con bồi (bồi thuê), những người khai thác nguyên liệu, những người bán tranh...“Chủ bồi” là những người bỏ vốn ra thuê người khác in tranh, trong làng họ chiếm thiểu số, “tự bồi” là những người trực tiếp đứng ra tổ chức sản xuất tranh, họ tạo thành tầng lớp đông nhất trong làng làm nghề bồi, “con bồi” là những người làm thuê cho các chủ bồi, hoặc bỏ sức ra đi khai thác nguyên liệu về bán lại cho các chủ bồi, vai trò của tầng lớp này cũng khá quan trọng bởi đây là một công việc cần nhiều sức lực và để khai thác được nguyên liệu họ phải đi rất xa, về

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w