Thời kỳ đó, trong làng có các nghệ nhân vẽ màu tranh, khắc ván in nổi tiếng như ông Phạm Thiềng, Trần Cửu Lợi, Phan Phiếm [19, trang 20].

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 37)

rầm Đá Bạc cào điệp, lên rừng bẻ đung, đào gốc vang... một tầng lớp nữa được tạo nên từ những người chuyên mua tranh của các chủ bồi, tự bồi đi bán là “thương bồi”... Nhưng dù là chủ bồi hay con bồi, họ cũng đã có những đóng góp rất lớn trong việc phát triển nghề tranh cũng như hình thành nên ý thức tôn trọng về nghề và tự hào về làng trong mọi người dân làng Sình.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trong quy luật phát triển chung, nghề Bồi cũng như làng Sình không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực của điều kiện khách quan và nội tại như sự khan hiếm về nguyên liệu, những biến động về dân cư, những năm mất mùa đói kém, chiến tranh và nhất là sự bão hòa của thị trường và nhu cầu với sự bùng nổ của các loại đồ thờ khác nhau đáp ứng thị hiếu đa dạng của con người như tranh gương, tranh nhựa, tranh khảm, giấy tiền vàng, đồ mã… dù chúng không những mang giá trị tín ngưỡng mà cả giá trị thẩm mỹ. Sau ngày đất nước giải phóng tranh Sình bị xem là văn hóa phẩm dị đoan tiếp tay cho những hình thức mê tín. Thế nên, nghề tranh bị cấm đoán, ván khắc bị thu hồi, đốt phá, dân cư phiêu tán bỏ nghề bỏ làng ra đi hoặc chuyển sang hành nghề khác có thu nhập cao hơn. Mặt khác, cuộc sống ngày càng thay đổi, con người không còn bị đe dọa bởi thiên tai hay địch họa, thêm vào đó là sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đời sống dân trí được nâng cao, làm thay đổi cách nhìn lẫn cách nghĩ, hình thành những quan điểm mới về vấn đề tín ngưỡng và đạo thờ cúng... cơ sở cho lòng tin của con người vào những thế lực thần linh giảm dần vị trí. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới cũng như bao làng nghề khác được hồi sinh, nghề tranh Sình cũng có cơ hội phục hồi không còn bị cấm đoán. Tuy nhiên, ngay bản thân nghề tranh với tính chất thuần tín ngưỡng không đòi hỏi nhiều về sự sáng tạo, mới lạ hay đề cao tính thẩm mỹ, trong khi tính dân gian được bảo lưu một cách quá nguyên tắc trong tranh Sình đã trói buộc những nghệ nhân Sình trong những lối mòn cũ của những người đi trước, dẫn đến sự bế tắc khi nhu cầu thị trường lên cao. Bởi vậy, trong cơ chế thị trường hiện nay tính cạnh tranh cao đòi hỏi tranh Sình phải có sự thích ứng để tự khẳng định lại mình, để có thể tồn tại trước những thách thức mới” [19, trang 18-23].

lượng lẫn đề tài. Đó là sự thay đổi trong nội dung và hình thức của tranh Sình, và sự thay đổi không chỉ dừng lại ở những tiểu tiết, màu sắc, nét khắc truyền thống mà là cả một hệ thống dây chuyền sản xuất tranh, số gia đình tham gia in tranh cũng giảm, thị trường tranh bị thu hẹp… Đến làng Sình hôm nay, chúng ta không còn được thấy những sân tranh rực rỡ trong nắng vàng, không còn được nghe tiếng chày giã điệp nhịp nhàng và tiếng hò giao duyên của những đôi trai gái.

Nhưng cho dù đứng ở góc độ nào để suy xét về vai trò nghề tranh làng Sình, phải thừa nhận rằng qúa trình tồn tại và phát triển của tranh Sình là cuộc khẳng định của dòng mỹ thuật dân gian của một vùng đất gắn với tập tục tín ngưỡng truyền thống của những con người, phản ánh mỗi nhu cầu vốn có từ xa xưa và trở nên thiết thân trong một thời kỳ lịch sử của xứ Đàng Trong. Quá trình đi từ thụ động vay mượn một cách tự phát sang chủ động trong việc khai thác, sản xuất tranh của các nghệ nhân làng Sình đã đưa đến sự phát triển trong những năm của thế kỷ XVIII- XIX cùng với những làng nghề khác tạo nên một chỉnh hợp của thương cảng Thanh Hà - Bao Vinh sầm uất. Nhưng có lẽ điều đáng nói nhất là tranh Sình đã mang lại

“những đặc trưng tiêu biểu cho tạo hình hội họa dân gian của một vùng đất”, phản ánh nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của cư dân Thuận Hóa nói riêng và cả khu vực miền Trung nói chung. Ngày nay, tranh thờ cúng làng Sình ít nhiều vẫn hiện hữu trên những bàn thờ bổn mạng, trong lễ cúng gia tiên, lễ tiễn Táo quân hàng năm, tế cầu an, giải hạn, lễ tế làng... Trong ý niệm của những người già họ vẫn tin rằng

“cúng tranh Sình mới thiêng, mới linh” bởi tranh Sình đã gắn bó với xứ này từ thuở khai sơ, đã cùng vui cùng buồn với người dân nơi đây, nó không chỉ là những bức tranh đơn thuần mà là cả một cõi lòng của họ mà chỉ có tranh Sình mới hiểu hết và thông cảm. Tranh Sình là hiện thân của một quá khứ hào hùng gắn với một làng quê ven sông, là biểu tượng hàm chứa một đời sống tâm linh phong phú, một huyền thoại cổ tích của một vùng quê.

Nội dung bao quát của chương là sự mô tả về không gian chung của văn hóa Huế và của làng Sình. Để từ những cơ sở đó là sự lý giải về điều kiện hình thành cũng như nguồn gốc và quá trình phát triển của nghề tranh dân gian làng Sình. Sự ra đời của dòng tranh dân gian làng Sình là kết quả về nhu cầu tín ngưỡng của người dân Huế, cộng với sự mô tả về đời sống kinh tế, xã hội, sinh hoạt cộng đồng của cư dân làng Sình đã dẫn giải về nhu cầu cũng như điều kiện để phát triển nên dòng tranh. Tranh dân gian làng Sình là hiện thân của một thế giới tâm linh huyền bí mà ở đó người dân Huế gửi gắm tâm tư, nguyện vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, an lành hơn thông qua những tờ tranh thờ cúng tuy đơn giản nhưng lại có sức mạnh trấn an tinh thần con người vô cùng lớn.

Chương 2:

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TRANH LÀNG SÌNHTRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG NGƯỜI DÂN HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG NGƯỜI DÂN HUẾ

2.1 Quy trình sản xuất tranh làng Sình

Nghề làm tranh dân gian làng Sình mang tính thủ công, không có máy móc phức tạp. Thoạt nhìn cứ tưởng là lao động chân tay thủ công đơn thuần nhưng thực ra nó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Trí tuệ được tập trung cao sẽ sản xuất được những bức tranh có giá trị thẩm mỹ cao, tuy đó chỉ dừng lại ở mức tranh thờ cúng phục vụ tín ngưỡng.

Trong quá trình sản xuất có sự chuyển động theo dạng dây chuyền bởi giữa các khâu phải có sự phối hợp nhịp nhàng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo quy trình sản xuất liên tục và đều đặn để cho ra đời một sản phẩm hoàn chỉnh.

Sản xuất tranh làng Sình tuy là nghề thủ công cổ truyền nhưng nó khác hẳn với các nghề thủ công khác như nghề làm nón, đồ gốm, nghề hoa giấy... nghề làm tranh dân gian đặc biệt khổ công vì trải qua nhiều công đoạn, công việc khá khó khăn vất vả, bên cạnh đó còn đòi hỏi cả sự khéo léo, sáng tạo của người làm tranh, song sự kỳ công ấy không chỉ thuộc về một cá nhân mà một sản phẩm ra đời là kết quả của bao mồ hôi công sức của cả một tập thể. Trong đó mỗi khâu sản xuất mang tính độc lập của một nhóm nghệ nhân và cũng là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền sản xuất để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Những gia đình có đông người, họ thường lập luôn “xưởng” sản xuất và có sự phân công chặt chẽ phù hợp với khả năng của từng thành viên trong gia đình. Trước hết là khâu đi khai thác nguyên liệu làm tranh. Sau khi tập kết đủ nguyên liệu mới tiến hành chế biến nguyên liệu để pha màu. Tiếp đến là khâu kỹ thuật in tranh và cuối cùng sản phẩm được hoàn thành mang đi tiêu thụ.

Do chất liệu sản phẩm tranh làng Sình là sự tổng hợp của các dạng nguyên liệu chỉ có trên rừng và dưới sông biển. Vì vậy, việc khai thác nguyên liệu làm tranh hết sức vất vả. Khác với tranh làng Sình hiện nay đã pha tạp nhiều chất liệu bằng hóa học, mang tính hiện đại nên nguyên liệu đã có sẵn, tranh truyền thống ngày trước đúng với giá trị đích thực của nó đòi hỏi phải mất nhiều công sức mới tìm được các nguyên liệu pha chế các bột màu cho việc in tranh, chẳng hạn như: điệp (ở vùng đầm phá ven biển), trầm, dung ở trên rừng và nhiều loại khác có tính chất phổ biến hơn ở vùng đồng bằng như hạt mồng tơi, lá gai, lá bàng, hoa hòe...

Điệp là loài động vật sống ở biển hay vùng đầm phá nước lợ, là loại trai sò có hình dáng mỏng, phẳng lì, con điệp còn gọi là Hải Nguyệt, hình dáng như mặt gương tròn, sắc trắng, trụ thịt như đầu trâm, vị tươi ngon. Dưới ánh sáng, điệp lấp lánh, óng ánh tựa như nó được tạo thành các bột nhũ thạch.

“Những người làm tranh làng Sình chia điệp thành hai loại:

Điệp bùn: là loại điệp nằm sâu dưới cát khoảng 5-6cm, rất khó tìm

Điệp bảy: là loại điệp đã chết, nằm phơi mình trên cát, rất dễ thấy. Người đi khai thác điệp thường mong tìm được nhiều loại điệp này vì vỏ của nó dễ chế biến hơn. Vỏ điệp dùng chế biến ra bột, bột điệp pha thành màu trắng để phủ lên mặt giấy. Do có tác dụng làm cho giấy có màu sắc trắng óng ánh, lấp lánh, làm nền nổi bật các màu khác hoặc dùng pha chế tạo ra những gam màu hài hòa phù hợp với mỗi loại tranh. Vào dịp tháng 5, tháng 6 hàng năm, nắng hè oi bức, nước cạn, điệp chết nhiều, dân làng Sình chia nhau từng nhóm 5-7 người theo thuyền (dân gọi là đò) mang dụng cụ14 và thức ăn dự trữ trong một thời gian dài, hành trình về đầm phá Tam Giang, gầm cầu Hai Lăng Cô, Cảnh Dương (Phú Lộc) để khai thác điệp. Muốn cào điệp được đầy đò (kích thước 3x12 m) phải mất từ một tuần đến mười ngày. Đây là một công việc hết sức nặng nhọc. Nếu không có điệp chết nổi trên cát phải lặn sâu và cào mạnh dưới cát bùn mới tìm thấy nó. Vì vậy, chỉ có những trai làng khỏe mạnh mới đảm đương được công việc này. Thời tiết nắng gắt, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn để có một thuyền điệp đầy, đòi hỏi phải đổ bao mồ hôi

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w