Đối với Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 95 - 96)

Quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, bảo đảm cho việc khởi tố, bắt giam, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, hỏi cung bị can, bị cáo được tiến hành đúng quy định của pháp luật, không bỏ lọt kẻ gian, không làm oan người vô tội. Kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc giam giữ, bảo đảm việc giam giữ đúng quy định của pháp luật. Kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động thi hành án, nhằm bảo đảm cho mọi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực phải được thi hành một cách nghiêm túc, tránh tình trạng như hiện nay, nhiều trường hợp án tuyên xong, bỏ đấy không được thi hành.

Hiện nay pháp luật còn giao cho Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử của Toà án. Trong cải cách tư pháp vấn đề này cần được xem xét, không nên giao cho Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân

91

theo pháp luật trong xét xử của Toà án. Bởi lẽ, Viện kiểm sát cũng là cơ quan tư pháp trực thuộc sự lãnh đạo của Bộ chính trị, chịu sự giám sát của Quốc Hội cũng như Toà án. Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát xét xử nghĩa là ngành tư pháp này lại kiểm sát ngành tư pháp khác là chồng chéo nhau không hợp lý. Hơn nữa, Viện kiểm sát đã có hai quyền năng rất quan trọng, đó là quyền công tố và quyền kháng nghị đối với các bản án, quyết định của Toà án nếu thấy bản án, quyết định ấy không bảo đảm tính căn cứ và tính pháp lý. Có như vậy mới bảo đảm tính độc lập xét xử của toà án.

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 95 - 96)