Mô hình chính thể Cộng hòa Tổng thống

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 32 - 33)

Điển hình của mô hình Cộng hòa Tổng thống là Hoa kỳ. Mô hình cộng hòa Tổng thống có những đặc điểm sau đây:

- Áp dụng triệt để quan điểm về phân chia quyền lực nhà nước trong học thuyết tam quyền phân lập của S.L.Montesquieu. Các cơ quan thực thi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân định rạch ròi đồng thời có cơ chế kiềm chế, đối trọng lẫn nhau.

- Tổng thống do nhân dân bầu ra vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu Chính phủ, có quyền thành lập Chính phủ, có quyền bổ nhiệm các thành viên chính phủ, các thẩm phán tòa án Liên bang.

- Quốc hội gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện đều do nhân dân bầu ra thực hiện quyền lập pháp.

- Pháp viên tối cao và Tòa án các cấp thực hiện quyền tư pháp, hoàn toàn độc lập trong các phán quyết của mình. Để bảo đảm tính độc lập của Tòa án, các thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và không bị cách chức nếu không tham nhũng và vi phạm pháp luật; tiền lương của thẩm phán được bảo đảm bằng ngân khố quốc gia và không bị giảm trong quá trình tại chức.

- Có các thiết chế kìm chế và đối trọng lẫn nhau giữa lập pháp, tư pháp như: Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật do hai viện của Quốc hội đã thông qua; Hạ nghị viện có quyền buộc tội, Thượng nghị viện có quyền xét xử Tổng thống theo thủ tục đàn hạch nếu lạm dụng quyền lực và vi phạm pháp luật, đạo đức; Quốc hội có quyền không phê chuẩn ngân sách cho chính sách mà Tổng thống đệ trình; Tổng thống có quyền bổ nhiệm các quan chức cao cấp trong Chính phủ, Thẩm phán Tòa án liên bang nhưng phải được sự đồng thuận của Thượng nghị viện.

28

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 32 - 33)