Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 113)

đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, khi đã có đường lối đúng thì cán bộ là khâu quyết định. Vì vậy, việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ góp phần xây dựng một

109

nền hành chính trong sạch, vững mạnh, thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Việc quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức không phải một sớm một chiều là có được một đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất phục vụ nhân dân mà cả một quá trình bền bỉ, lâu dài, liên tục đổi mới có kế thừa. Trong Nhà nước pháp quyền, yêu cầu đối với cán bộ, công chức được đặt ra như sau:

- Có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc mà mình đảm nhiệm.

- Có trách nhiệm và đạo đức công vụ trong khi thực hiện công việc được giao. Có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Có ý thức tự giác và kỷ luật nghiêm minh, tuân thủ nội qui, qui chế của cơ quan và pháp luật của Nhà nước.

- Phải thực sự là công bộc của dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của dân, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.

- Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách sống.

Hiện nay, công tác tổ chức, cán bộ của Đảng ta được đặt ra trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng; trình độ dân trí, đảng trí ngày càng được nâng cao; sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn diện hơn; cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra với những bước tiến như vũ bão trên thế giới; bên cạnh những thời cơ lớn, chúng ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức cam go. Nhiệm vụ chính trị trọng đại lúc này là không ngừng nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cán bộ công chức, cần quán triệt tốt một số nhiệm vụ và giải pháp lớn nhằm đổi mới

110

đồng bộ các nội dung, các khâu của công tác cán bộ trong bộ máy nhà nước từ nay đến năm 2020 cụ thể như sau:

- Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược và quy hoạch cán bộ. Trong đó, chú ý xây dựng cơ cấu cán bộ cấp chiến lược; cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao; cán bộ cơ sở, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ, cán bộ là con em các gia đình có công với nước, cán bộ xuất thân từ công nhân trong các cấp ủy, tạo nguồn cán bộ.

- Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm sự đồng bộ, kế thừa và phát triển. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo chức danh, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ giai đoạn mới. Củng cố, nâng cao chất lượng các học viện, trường, trung tâm chính trị - hành chính. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học trong cả nước và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nghiên cứu xây dựng chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.

- Đẩy mạnh dân chủ hoá, công khai hoá trong công tác cán bộ. Việc dân chủ hoá, công khai hoá này phải được thể hiện ở tất cả các khâu của công tác cán bộ, từ tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển , bố trí , sử dụng , xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ đến giám sát cán bộ sau bầu cử, bổ nhiệm. Trong công tác đánh giá cán bộ phải căn cứ vào hiệu quả công tác thực tế và tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong tuyển dụng cán bộ, công chức cần chủ động tạo nguồn, có cơ chế, chính sách phát hiện tuyển chọn nhân tài để đào tạo, bồi dưỡng

111

chuẩn bị nguồn cán bộ tương lai. Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu và các thành viên trong tập thể lãnh đạo cơ quan sử dụng cán bộ và cơ quan tham mưu trong công tác cán bộ. Kiên quyết khắc phục tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương.

- Đổi mới chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức bảo đảm thu nhập, đãi ngộ thỏa đáng, kích thích được tính tích cực phấn đấu của cán bộ, công chức, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, cán bộ công chức tận tâm với công việc, không tham nhũng.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức. Thủ trưởng cơ quan và bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ, phải nắm vững đội ngũ cán bộ, công chức của mình, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát công việc của họ để đánh giá đúng đắn, bố trí hợp lý, có chế độ chính sách thích hợp và ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực ở họ. Xây dựng quy chế về giám sát trong Đảng, giám sát của Mặt trân tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với cán bộ và công tác cán bộ.

3.2.8. Đ ổ i m i và tă ng cư ờ ng s lãnh đ ạ o c a

Đ ả ng đ ố i v i Nhà nư ớ c

Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng giành chính quyền (1945), thống nhất đất nước (1975), Đảng đã đề xuất tư tưởng đổi mới (1986) và đang lãnh đạo đất nước phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh rằng, ở nước ta đã và đang tồn tại hai hệ thống lãnh đạo đan xen, chồng chéo, tạo kẽ hở cho những hiện tượng như hội họp triền miên mà tính hiệu quả của những cuộc hội họp này còn khiêm tốn, thái độ đùn đẩy trách nhiệm từ cơ quan, tổ chức, cá nhân này sang cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, từ đó phát sinh rắc rối trong công việc hành chính nhà nước. Nếu tình hình này kéo dài, sẽ dễ dàng dẫn đến những hậu quả sau:

112

Thứ nhất, trong một quốc gia nhưng tồn tại một hệ thống song trùng quyền lực giữa Đảng và nhà nước. Hai trung tâm quyền lực này nếu tác động trái chiều nhau thì sẽ làm suy yếu hệ thống chính trị, hoạt động của Đảng mang sắc thái và lấn sang những hoạt động của nhà nước. Hiện tượng Đảng hoá nhà nước thì logic tất yếu là nhà nước sẽ trở nên hình thức. Đây chính là nguyên nhân của những ách tắc trì trệ trong hoạt động của Đảng, nhà nước, dẫn tới hoạt động kém hiệu quả của cả Đảng và nhà nước.

Thứ hai, sự trùng lắp về chức năng dẫn đến khó phân định và kiểm soát được quyền lực. Do vậy, khi có một sai phạm nào đó xảy ra thì không biết quy trách nhiệm cho ai, bởi vì trong nhiều cơ quan, cùng một cá nhân nhưng lại nắm cả quyền lực nhà nước vừa nắm cả quyền lực Đảng.

Thứ ba, vì những lý do trên, dẫn đến tồn tại một mảng quyền lực nhà nước không thể và không được kiểm soát. Trong khi đó, như một phản ứng dây chuyền, quyền lực này lại có khă năng chi phối điều hành quyền lực nhà nước, cứ như vậy, tạo thành một vòng tuần hoàn nhân quả, mà nguyên nhân cuối cùng không biết đến từ đâu [37, tr.193-194].

Thực tế trên làm phát sinh vấn đề cần phải kiểm soát quyền lực của Đảng, nhưng làm thế nào để kiểm soát được quyền lực của Đảng. Thiết nghĩ, lời giải của bài toán này có thể tìm ngay trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Ý thức được vấn đề này, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (6/1997) chỉ rõ: “Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước có hiệu quả và chất lượng cao hơn, đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và hiệu lực cao trong quản lý và điều hành của Nhà nước” [8, tr.26].

Cần phải xác định rằng, chủ thể của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chính là những người đảng viên trong các cơ quan nhà nước. Do vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam phụ thuộc cơ bản vào năng lực của mỗi đảng viên làm việc

113

trong bộ máy nhà nước. Mà năng lực của mỗi đảng viên trong bộ máy nhà nước phụ thuộc vào cách thức tuyển chọn, đánh giá của những người làm công tác tổ chức cán bộ. Tìm và đặt đúng người, đúng việc là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Tình trạng đánh giá và bổ nhiệm cán bộ không đúng vì lý do vụ lợi cá nhân là một trong những nguy cơ làm suy yếu bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này để chuẩn hóa bộ máy nhà nước.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với nhà nước là tạo điều kiện để nhà nước thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo nhà nước là để nhà nước đi theo đúng phương hướng, đường lối chính trị và giải quyết các vấn đề quản lý kinh tế - xã hội, đúng với lập trường chính trị của Đảng, làm cho nhà nước thực sự là đại biểu cho ý chí và quyền lực của nhân dân, chứ Đảng không bao biện, làm thay công việc của nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chỉ rõ: “Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị” [6, tr.21]. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng là xây dựng và vận hành cơ chế mối quan hệ giữa Đảng với dân, giữa Đảng với các tổ chức trong hệ thống chính trị mà trọng tâm là Nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang đối với việc thực hiện các nghị quyết của Đảng. Các cấp ủy Đảng phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quản lý nhà nước cũng như trong công tác thực thi, bảo vệ pháp luật. Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, sắp xếp tổ chức của mặt trận và các đoàn thể nhân dân phù hợp với nhiệm vụ cách mạng mới.

Tóm lại, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền là một trong những yêu cầu cấp thiết về mặt chính trị, làm sao đó để không chồng chéo trách nhiệm, quyền hạn giữa Đảng và nhà nước. Đảng chỉ lãnh đạo ở tầm vĩ

114

mô mà không phải làm thay những công việc cụ thể của Nhà nước. Đảng không bao che, bao biện cho những sai lầm của Nhà nước. Và điều cốt yếu có ý nghĩa quyết định trong đổi mới ở đây là đổi mới việc tuyển chọn nhân sự trong bộ máy nhà nước trên nguyên tắc “chọn mặt gửi vàng”. Những đảng viên được lựa chọn đảm nhận các chức vụ quan trong trong bộ máy nhà nước phải thực sự là những người có tài, có đức.

KẾT LUẬN

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là chủ trương mang tầm chiến lược lâu dài, không thể làm một cách chủ quan nóng vội mà cần có những nghiên cứu lý luận chuyên sâu và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đầy đủ. Sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam chỉ có thể thành công khi nó được xã hội hoá và được thực hiện một cách tự giác, tự thân chứ không phải do sự ép buộc nào từ phía chủ trương, chính sách nhà nước hay mệnh lệnh, nghị quyết nào của Đảng.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam chính là xây dựng một nhà nước thực sự của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân. Nhà nước được tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước; tổ chức, hoạt động của nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật; nhà nước quản lý xã hội bằng một hệ thống pháp luật vì con người; có cơ chế an toàn và hiệu quả, ngăn chặn mọi sự lạm quyền, vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chỉ khi có một nhà nước như vậy mới có thể phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo quyền sống, quyền được làm việc, được lao động, được học hành, được đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

115

Tuy nhiên, để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện chưa có tiền lệ là một việc làm khó khăn, phức tạp về cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Việc tổ chức xây dựng nhà nước pháp quyền trên cơ sở đổi mới và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải cùng cố gắng, vạch định những bước đi thích hợp, tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới về lý luận trong quá trình chuyển đổi của đất nước và của các yếu tố quốc tế, thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cải cách bộ máy nhà nước, tạo lập một bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu quả; thiết lập và từng bước hoàn thiện xã hội dân sự, tạo tiền đề dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội; phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội; tạo lập một không khí bình đẳng, cởi mở trong tranh luận chính trị bằng cách mở rộng dư luận xã hội, tăng cường phản biện xã hội, giám sát xã hội, hình thành thói quen vận động hành lang và trưng cầu dân ý, thiết lập một xã hội mở toàn diện.

- Nâng cao dân trí, thực thi dân chủ, thiết lập và xây dựng xã hội dân sự. Xây dựng một lối sống coi trọng và thượng tôn pháp luật, một tác phong và kỷ luật công nghiệp, xoá bỏ một số nếp nghĩ, cách làm dựa trên lối sống phép vua thua lệ làng; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường một cách phổ biến phù hợp với từng lứa tuổi và đối tượng; nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho quần chúng nhân dân, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, bồi dưỡng và nâng cao văn hoá pháp luật cho người dân.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế và quản lý bằng pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tổ chức tốt việc thi hành pháp luật.

Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược, xác định chủ trương, giải pháp đúng đắn, phải có kế hoạch và bước đi

116

thích hợp. Đồng thời, điều quan trọng nhất là thống nhất nhận thức và quyết

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)