Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 28 - 31)

động của Nhà nước

Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước. Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.

Đây cũng là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, của các thiết chế chính trị: Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Tập trung dân chủ là nguyên tắc quản lý nhà nước cần được quán triệt trong tổ chức và hoạt động của từng cơ quan và của bộ máy nhà nước nói chung. Nguyên tắc này đảm bảo sự kết hợp giữa lãnh đạo điều hành tập trung thống nhất của trung ương với phát huy tính chủ động, năng động của địa phương, khắc phục cả hai khuynh hướng phân tán cục bộ và tập trung quan liêu.

Nguyên tắc tập trung dân chủ liên quan tới sự phân định thẩm quyền trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền. Xử lý mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong quản lý nhà nước đòi hỏi phải tập trung vào trung ương quyết định những vấn đề ở tầm vĩ mô và phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương những vấn đề thuộc thẩm quyền địa phương để vừa phát huy tính chủ động, vừa nêu cao và ràng buộc tinh thần trách nhiệm của các địa phương. Là nguyên tắc nền tảng của cả nhà nước và hệ thống chính trị, nếu xa rời sẽ kém hiệu lực và sức mạnh.

24

1.2.2.7.Nhà nước pháp quyền Việt Nam bảo đảm thực hiện nghiêm

chỉnh và có thiện chí các cam kết quốc tế

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ký kết, gia nhập nhiều điều ước quốc tế phục vụ cho chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế. Vị trí, vai trò của điều ước quốc tế trong điều chỉnh các quan hệ xã hội được nâng cao rõ rệt. Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, đánh dấu bước phát triển quan trọng đưa việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế vào nề nếp. Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia đã và đang dần trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật quốc gia của Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với các luật chuyên ngành của Việt Nam thì ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế. Trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam là thực hiện đầy đủ, có thiện chí và tận tâm các cam kết quốc tế của mình. Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế với tinh thần “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [10, tr.38].

Với những đặc trưng nêu trên, nhà nước pháp quyền của chế độ ta thể hiện những tư tưởng quan điểm tích cực, tiến bộ, phản ánh ước mơ và khát vọng của nhân dân đối với công lý, tự do, bình đẳng trong một xã hội còn giai cấp.

Trong điều kiện đổi mới hiện nay, chúng ta đặt vấn đề đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, thực chất là tiếp thu những quan điểm tích cực, tiến bộ và khoa học về nhà nước pháp quyền nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đoàn kết dân tộc mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân - nông dân - trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

25

Đó là, Nhà nước đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đó là, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa sự tuỳ tiện từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nhà nước.

Đó là, Nhà nước mà mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức, kể cả tổ chức Đảng, cán bộ, công chức đều phải hoạt động theo pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

1.2.3. Nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam có nhiều nội dung khác nhau nhưng trong phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu một số nội dung sau:

Một là, xây dựng và phát huy được các giá trị của nền dân chủ XHCN

và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Chủ quyền nhân dân là tư tưởng

xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam, điều này thể hiện một cách cô đọng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết toàn dân, dân là gốc, dân là chủ, dân là lực lượng vĩ đại và nhân dân là nền tảng của Nhà nước. Cũng từ đây mà Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vừa là bản chất, vừa là nguyên tắc, đồng thời là nội dung quan trọng cần hướng tới trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là một nhà nước đại diện cho quyền lực chân chính của nhân dân; một tổ chức nhà nước dựa trên nền dân chủ, vì dân chủ và do đó bằng pháp luật và vì công lý.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước là nội dung rất quan

26

trọng. Theo đó, bản Hiến pháp mới đã quy định rõ vai trò chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương. Đồng thời, Hiến pháp cũng quy định cơ chế vận hành: Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Xây dựng, hoàn thiện bộ máy Nhà nước gắn liền với xây dựng đội ngũ công chức có trình độ, năng lực đạo đức, trách nhiệm và thượng tôn pháp luật. Hiến pháp là cơ sở để đổi mới hoạt động của Quốc hội, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp, bảo đảm cho quản lý của Nhà nước có hiệu quả và hiệu lực.

Ba là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bắt đầu từ Hiến pháp và khẳng định tính tối thượng của pháp luật. Pháp luật là công cụ quản lý chủ yếu của nhà nước. Hiến pháp vừa được thông qua là căn cứ để xây dựng hệ thống pháp luật, ban hành luật mới và sửa đổi các luật đã có cho phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện thông suốt và nghiêm minh. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phải gắn liền với tăng cường giáo dục pháp luật và chú trọng văn hóa pháp luật.

Bốn là, xây dựng và hoàn thiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Nhà nước coi quyền của công dân là nghĩa vụ của mình và công dân cũng xem quyền của nhà nước là nghĩa vụ của mình. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, nếu vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật.

1.3. Mô hình nhà nƣớc pháp quyền của một số nƣớc trên thế giới

và giá trị tham khảo cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 28 - 31)