Kiện toàn các cơ quan của Quốc hộ

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 77 - 78)

Tiếp tục kiện toàn Ủy ban thường vụ Quốc hội với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp như tăng cường số lượng thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; giảm dần việc kiêm nhiệm trong Ủy ban thường vụ Quốc hội, xác định rõ hơn địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của các ban giúp việc Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong quy trình lập pháp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đang giữ vai trò hết sức quan trọng là cho ý kiến về các dự án luật mà thực chất là “xem xét trước” nội dung để quyết định việc đưa dự án ra Quốc hội thảo luận. Công đoạn này là thích hợp khi hoạt động của Quốc hội còn thiếu tính chuyên nghiệp và hạn chế về thời gian họp. Tuy nhiên, về nguyên tắc, không nên có hạn chế về mặt thủ tục như vậy đối với quyền trình dự án luật của các chủ thể đã được Hiến pháp quy định. Vì vậy, trong tương lai, cần tăng cường tính tập thể trong hoạt động của Quốc hội và

73

giảm thiểu các thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; đặc biệt là trong lĩnh vực lập pháp [30, tr.221].

Về hệ thống các Ủy ban của Quốc hội, xây dựng hệ thống các ủy ban “mạnh”, được tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hóa. Cần tăng cường bộ phận thường trực, tăng thêm số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách và bố trí nhân sự hợp lý trong cơ cấu của các Ủy ban. Tăng số lượng các Ủy ban của Quốc hội một cách hợp lý nhằm giúp Quốc hội thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng được Hiến pháp và luật quy định. Cần thành lập mới và tách một số Ủy ban của Quốc hội hiện nay theo từng lĩnh vực hoạt động chuyên sâu. Thiết lập cơ chế hoạt động bình thường của ủy ban lâm thời, các tiểu ban, các tổ công tác để giúp Quốc hội giải quyết các nhiệm vụ cụ thể nảy sinh trong quá trình thực hiện các chức năng của Quốc hội.

Về cơ quan giúp việc của Quốc hội, cần nâng cao hơn nữa chất lượng bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội. Trước hết là kiện toàn Văn phòng Quốc hội thành một thiết chế đủ mạnh, có tính ổn định lâu dài để có thể tham mưu, giúp Quốc hội tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ của Văn phòng Quốc hội là những người có đủ bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cao; đồng thời, có hình thức hữu hiệu để thu hút các chuyên gia giỏi làm tư vấn cho các cơ quan của Quốc hội trong hoạt động thẩm tra và giám sát.

Việc kiện toàn mô hình Văn phòng của Đoàn đại biểu Quốc hội nhằm thực hiện chuyên nghiệp và chuyên trách trong hoạt động của đại biểu là vô cùng cần thiết. Tổ chức lại Đoàn thư ký kỳ họp thành một thiết chế hoạt động thường xuyên bằng cách mở rộng thành phần, khắc phục tình trạng Đoàn thư ký chỉ làm việc trong kỳ họp.

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 77 - 78)