Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 90 - 91)

Ở nước ta, khái niệm Chính quyền địa phương được dùng thông dụng kể từ sau khi thành lập chính quyền nhân dân. Khái niệm này bao hàm hai cơ quan là HĐND và UBND được thành lập hầu như giống nhau ở tất cả các đơn vị hành chính. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Trong cải cách chính quyền địa phương, cần phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; tổ chức khoa học, hợp lý hơn đối với HĐND các cấp; kiện toàn các cơ quan chuyên môn của UBND và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn [9, tr.133].

Việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cần thực hiện theo hướng:

- Quy định các tiêu chí cụ thể đối với từng loại đơn vị hành chính ở nước ta để đi đến ổn định, chấm dứt tình trạng chia, tách nhiều như thời gian qua.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phân cấp rõ ràng và hợp lý giữa trung ương và địa phương; phân biệt chức năng, nhiệm vụ coi tổ chức bộ máy của

86

chính quyền ở đô thị với chính quyền ở nông thôn; xúc tiến nghiên cứu tổ chức hợp lý HĐND và UBND ở từng cấp.

- Sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp theo hướng trách nhiệm rõ ràng, phân công rành mạch, bộ máy gọn nhẹ, tăng cường tính chuyên nghiệp, giải quyết nhanh chóng công việc của cá nhân và tổ chức.

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 90 - 91)