Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 36)

Từ cuối năm 1986 đến nay, việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật là mối quan tâm lớn, thường xuyên và là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, được ghi nhận trong hầu hết các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (Khoá VII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (Khoá VIII), Nghị quyết Đại hội IX và Nghị quyết 08 Bộ Chính trị ngày 2.1.2002. Trải qua hơn 25 năm Đổi mới, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Bước chuyển biến cơ bản nhất, rõ nét nhất của hệ thống pháp luật thể hiện ở chỗ, trước đây, Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội chủ yếu bằng chính sách, nghị quyết và mệnh lệnh hành chính, sau hơn 25 năm Đổi mới, pháp luật đã trở thành công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước. Nguyên tắc pháp quyền ngày càng được khẳng định và phát huy hiệu quả trên thực tế. Hoạt động của các cơ quan nhà nước ngày càng trở nên công khai hơn, dân chủ XHCN ngày càng được mở rộng, tạo điều kiện để nhân dân tham gia và thực hiện quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp, trong đó có quyền khởi kiện cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước trước Toà án. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” do Đại hội VI đề ra, từng bước đã được khẳng định trong thực tế.

Kể từ khi tiến hành chính sách Đổi mới, thành tựu nổi bật nhất được thể hiện trong hoạt động lập pháp của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

32

Nếu so với khoảng thời gian 40 năm trước đó (1945-1985), thì từ khi đổi mới đến cuối năm 2004 số văn bản luật và pháp lệnh được ban hành nhiều gấp hơn 2 lần so với cả 40 năm trước cộng lại (chỉ tính đến tháng 6 năm 2001, đã ban hành 203 văn bản, trong đó có 5 bộ luật, 87 luật và 111 pháp lệnh), về cơ bản đã tạo dựng được khung pháp luật phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, từng bước thay thế cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mệnh lệnh hành chính bao cấp, hiện vật trước đây, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới toàn diện đất nước.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý để đưa công tác soạn thảo, thẩm định và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dần dần đi vào nề nếp, theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ. Bảo đảm tính công bằng, minh bạch, tính khả thi của các quy định, tính đồng bộ và thống nhất của các văn bản.

Thời gian qua, chất lượng về nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật có những tiến bộ đáng kể. Có thể nói, các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta đang dần dần tiếp cận gần hơn với những tiêu chí của một văn bản quy phạm pháp luật tốt, văn bản “chứa đựng đúng đắn, khách quan các giá trị chính trị - kinh tế - xã hội ở trong nước, đồng thời chứa đựng các giá trị nhân loại được thừa nhận chung” [13, tr.5].

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của pháp luật và việc thi hành pháp luật trong đời sống xã hội. Nhìn lại gần 10 năm thực hiện Nghị quyết, có thể nhận thấy công tác xây dựng và thực thi pháp luật ở nước ta đã thực sự có những chuyển biến tích cực. Nghị quyết không chỉ tác động tích cực đến những cơ quan, cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật mà còn tác động đến văn hóa pháp luật, ý thức pháp luật của người dân, doanh nghiệp thông qua việc tạo cho họ nhiều cơ hội hơn trong việc tham gia góp ý, phản biện chính sách, các

33

dự án pháp luật; tiếp cận hệ thống pháp luật thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau; cơ hội được lựa chọn các dịch vụ pháp lý tốt hơn so với trước. Nghị quyết với những định hướng đúng đắn và các giải pháp đồng bộ khi đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo nên những chuyển biến khá cơ bản, tích cực cả về nội dung, hình thức của hệ thống các văn bản pháp luật và kỹ thuật lập pháp, làm cho hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hội nhập quốc tế.

Việc đổi mới cách xây dựng chương trình và quy trình xây dựng pháp luật đã mang lại những kết quả đáng trân trọng. Trong 5 năm (5/2005- 6/2010) chúng ta đã ban hành 124 luật, pháp lệnh, hoàn thành 73% kế hoạch ban hành luật, pháp lệnh hàng năm. Năm 2005, Quốc hội và UBTVQH đã thông qua 33 dự án luật, pháp lệnh trên tổng số 42 dự án luật, pháp lệnh theo Chương trình chính thức (đạt 78,5%); năm 2006: thông qua 23 luật, pháp lệnh/37 (đạt 67,5%); năm 2007: thông qua 17 luật, pháp lệnh/24 (đạt 70,8%); năm 2008: thông qua 26 luật, pháp lệnh/32 (đạt 81,2%); năm 2009: thông qua 20 luật, pháp lệnh/30 (đạt 66,6%). Nếu so với tổng số 7 bộ luật, 133 luật, 151 pháp lệnh được ban hành trong 20 năm đổi mới trước đó (1986-2005) thì đây là một con số rất ấn tượng về số lượng và tốc độ làm luật.

Về mặt nội dung, các văn bản quy phạm pháp luật đã đáp ứng được phần nào các tiêu chí, tố chất của một văn bản pháp luật trong nhà nước pháp quyền như: thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động (số đông người trong xã hội); phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tồn tại một cách khách quan trong thời kỳ đó; phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; có nội dung hợp hiến, hợp pháp; có nội dung điều chỉnh rõ ràng, minh bạch. Điều đó thể hiện tư duy lập pháp mới, đảm bảo được sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa thể chế về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, bảo vệ quyền con người, phù hợp hơn với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

34

Đường lối, chính sách đổi mới của Đảng được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật. Trong thời gian qua, nội dung các dự án luật, pháp lệnh đã bám sát nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, thể chế hóa được đường lối, chính sách đổi mới của Đảng trên nhiều lĩnh vực. Do vậy, nội dung của luật, pháp lệnh chứa đựng những tư duy pháp lý mới, làm cho luật, pháp lệnh trở thành phương tiện đầy hiệu lực để đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống và làm cho đường lối, chính sách của Đảng trở thành hiện thực. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, những chủ trương lớn của Đảng về “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, về “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân”…được cụ thể hóa trong các quy định của luật, pháp lệnh. Có thể kể đến một số luật, pháp lệnh tiêu biểu sau: Luật đất đai, luật đầu tư, Luật doanh nghiệp…Việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng trong nội dung các dự án luật nói trên đã góp phần quan trọng tạo nên thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua.

Các đạo luật, pháp lệnh ngày càng thể hiện sâu sắc ý chí, nguyện vọng của nhân dân lao động. Để thể hiện ý chí của nhân dân lao động vào nội dung dự án luật, pháp lệnh, cơ chế dân chủ trong xây dựng pháp luật như: lấy ý kiến của nhân dân, lấy ý kiến của các ngành, các cấp, của đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của văn bản, việc tiếp thu và chỉnh sửa dự án luật, pháp lệnh theo ý kiến của nhân dân và đại biểu Quốc hội đặc biệt là việc trưng cầu ý dân để xây dựng Hiến pháp 2013 vừa qua đã phản ánh ngày càng đầy đủ những mong muốn, yêu cầu của người dân, điều chỉnh các vấn đề dựa trên lợi ích của đông đảo nhân dân lao động.

Về hình thức văn bản, chủ trương đơn giản hoá các hình thức văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật trong Nghị quyết số 48-NQ/TW

35

cũng đã được thể chế hoá trong Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008, theo đó mỗi cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, tư pháp ở Trung ương chỉ còn thẩm quyền ban hành một hình thức văn bản QPPL, qua đó góp phần quan trọng làm giảm bớt tính cồng kềnh, phức tạp của hệ thống văn bản QPPL, việc hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh kịp thời hơn, nâng cao hiệu lực thực tế của hệ thống pháp luật, từng bước khắc phục dần tình trạng “nợ đọng” văn bản hướng dẫn.

Về kỹ thuật lập pháp, quá trình soạn thảo, thẩm định dự thảo văn bản QPPL đã có nhiều đổi mới quan trọng theo hướng minh bạch, chặt chẽ, dân chủ hơn. Các kỹ thuật, công nghệ mới trong hoạt động lập pháp của nhiều nước trên thế giới đã được nghiên cứu để vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam như: phương pháp đánh giá dự báo tác động kinh tế- xã hội của đề xuất và dự thảo văn bản QPPL, kỹ thuật “một văn bản sửa nhiều văn bản”...., bước đầu phát huy hiệu quả làm cho tính khả thi, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật được cải thiện, đáp ứng kịp thời hơn, tốt hơn yêu cầu của thực tiễn.

Ở địa phương, các văn bản pháp luật do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ban hành về cơ bản đã tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu của Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004. Số lượng các văn bản QPPL của cấp xã và huyện ở nhiều địa phương đang có xu hướng giảm mạnh so với trước đây, tình trạng sai sót trong công tác ban hành văn bản cũng được khắc phục đáng kể do thực hiện tốt hơn cả khâu tiền kiểm và hậu kiểm thông qua hoạt động thẩm định và kiểm tra văn bản QPPL. Tại nhiều địa phương, HĐND, UBND cấp tỉnh đã tích cực tổ chức rà soát, hệ thống hoá, đồng thời, chỉ đạo HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền theo quy định.

Để đạt được những thành tựu trên đây, trước hết là do nhận thức của các tổ chức Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân về vai trò của pháp luật trong quản lý kinh tế - xã hội ngày càng được nâng lên; ý thức về các quyền

36

cơ bản và thực hiện các quyền, trong đó có các quyền dân chủ của công dân được coi trọng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và đã trở thành quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 36)