Đối với cơ quan bổ trợ tư pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 97 - 98)

Ở Việt Nam, công chứng, luật sư và giám định tư pháp là các lĩnh vực hoạt động mới được phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Tuy chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, song đã thể hiện tầm quan trọng đối với hệ thống tư pháp nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước nói chung. Hoạt động công chứng trong thời gian tới cần theo hướng thuận tiện, nhanh chóng, chính xác. Các tổ chức luật sư cần sớm kiện toàn để có được một đội ngũ luật sư đông về số lượng và giỏi về nghiệp vụ, ngang tầm với những yêu cầu của thời cuộc hiện nay. Các tổ chức giám định tư pháp cũng cần được tiếp tục hoàn thiện. Cần thành lập cơ quan giám định pháp y quốc gia và xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao về giám định tư pháp. Có thể khẳng định rằng, cải cách các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp là một bộ phận không thể tách rời của cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam. Bộ Tư pháp là cơ quan giúp cho Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nói trên cần đẩy mạnh hơn nữa đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp, làm cho mỗi cơ quan, tổ chức này có được vị trí đích thực của mình trong hoạt động tư pháp, phục vụ cho mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống tư pháp.

Tóm lại, cải cách tư pháp với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và phối hợp. Cải cách tư pháp theo các định hướng nói trên chắc chắn sẽ phát huy được dân chủ xã hội chủ nghĩa và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân đang tiến hành ở nước ta.

93

3.2.4. Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ

chức thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)