Xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 98)

Xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng của nhà nước. Việt Nam không xây dựng mô hình nhà nước theo mô hình tam quyền phân lập, nên chính phủ và tòa án không có khả năng (năng lực pháp lý) và cơ hội phản biện và thậm chí bác bỏ những gì do Quốc hội phê chuẩn. Điều này dẫn đến tình trạng là tính hiệu lực của pháp luật phụ thuộc cơ bản vào hoạt động lập pháp, do vậy cơ quan lập pháp có ý nghĩa hàng đầu trong các bộ phận cấu thành nhà nước. Việc lập pháp phụ thuộc cơ bản vào năng lực đại biểu quốc hội, vì đại biểu quốc hội là chủ thể làm luật. Khi đã có một chủ thể làm luật có đủ khả năng chuyên môn và tư duy pháp lý thì việc còn lại là đổi mới cơ cấu và phương thức hoạt động của cơ quan lập pháp. Để làm được điều đó, cần tăng số lượng đại biểu quốc hội chuyên trách, giảm đại biểu kiêm nhiệm, chống chủ nghĩa thành phần trong lựa chọn và phân bổ cơ cấu đại biểu quốc hội. Tạo hành lang pháp lý và cơ hội thực tế cho những công dân bình thường có khả năng tranh cử đại biểu quốc hội một cách trực tiếp và công khai giống như các quốc gia tư bản. Nâng cao hiệu quả và phương pháp làm việc của Quốc hội trong các kỳ họp, phiên họp, các buổi chất vấn, hiện thực hoá vấn đề tự do ngôn luận và phản biện xã hội trong các phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội với các Bộ trưởng. Tạo điều kiện và cơ hội cho đại biểu Quốc hội gần dân, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân thường xuyên nhằm hiểu rõ nguyện vọng nhân dân. Mục đích cuối cùng là để xây dựng được một hệ thống pháp luật đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Tính ổn định của pháp luật. Đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Ngạn ngữ Anh có câu: “Pháp luật thay đổi thường xuyên thì tệ hơn là không có pháp luật”. Nguyên văn: “The law that changes every day is worse than no law at all”.

94

- Tính chuẩn mực, tức là tính quy phạm của pháp luật. Bản thân pháp luật là hệ thống các quy phạm, tức là các chuẩn mực. Giá trị của pháp luật chính là tạo ra các chuẩn mực cho các chủ thể khác nhau trong đời sống xã hội. Nếu pháp luật không chứa đựng các chuẩn mực thì ý nghĩa của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội không lớn.

- Tính nhất quán, tính hệ thống của pháp luật. Pháp luật phải có tính nhất quán, thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, có khi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều phải bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Ví dụ, quyền sở hữu của công dân được Hiến pháp quy định phải được bảo đảm bởi các luật và văn bản dưới luật. Các văn bản pháp luật phải quy định trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện được quyền sở hữu những gì mà pháp luật không cấm. Do vậy, ví dụ, việc hạn chế công dân sở hữu xe máy, xe ô tô đương nhiên không bảo đảm tính nhất quán của hệ thống pháp luật. Tính hệ thống cũng có những khía cạnh tương đồng với tính nhất quán. Tuy nhiên, tính nhất quán của pháp luật hàm chứa khía cạnh nội dung và chính sách trong lúc đó tính hệ thống được thể hiện nhiều qua cấu trúc, cách sắp xếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm pháp luật.

Để bảo đảm sự điều chỉnh đồng bộ, có hệ thống của luật, pháp lệnh, thì ngay từ đầu khâu chuẩn bị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải xác định chương trình dài hạn với tư cách là một chiến lược lập pháp. Để làm điều đó cần phải nghiên cứu để xác định được những vấn đề pháp lý đặt ra trong đời sống xã hội, xác định một cách toàn diện và đầy đủ những nhu cầu xã hội về điều chỉnh pháp luật. Cần phải căn cứ vào cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các chủ trương chính sách lớn của Đảng, nhà nước. Chiến lược lập pháp phải đáp ứng các yêu cầu này thì mới có cơ sở để xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất.

- Không hồi tố. Bảo đảm không hồi tố là một trong những đòi hỏi của pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Giá trị nhân đạo của yêu cầu không hồi

95

tố thể hiện ở chỗ không thể bắt một cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi mà khi thực hiện người đó không thể biết rằng trong tương lai đó sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, về cơ bản, nguyên tắc pháp luật trong nhà

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 98)