Đẩy mạnh cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 91 - 92)

Trong cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp có vị trí rất quan trọng. Bởi vì, các cơ quan tư pháp là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nhân dân, các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân, bảo đảm kỷ cương xã hội. Cải cách tư pháp là nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2020. Nghị quyết số 49 ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng đã xác định mục tiêu của Cải cách tư pháp là: Xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốcViệt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.

Mục tiêu chiến lược mà Bộ chính trị đề ra là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của một xã hội đang thực hiện đường lối đổi mới một cách toàn diện, phù hợp với thể chế của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và cũng phù hợp với trào lưu phát triển của đất nước, của khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và vị trí, vai trò của nó trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền đang đặt ra vấn đề cần phải tiến hành cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam một cách cơ bản. Cải cách tư pháp phải quán triệt các nguyên tắc của việc thực hiện quyền tư pháp như nguyên tắc khách quan, vô tư, công bằng, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của các chức danh tư pháp khi thực hiện quyền tư pháp; nguyên tắc chịu trách nhiệm của các cơ quan, chức danh tư pháp về các

87

quyết định của mình; nguyên tắc đảm bảo việc nhân dân tham gia và giám sát hoạt động tư pháp; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự; nguyên tắc bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo, của các đương sự và nguyên tắc hai cấp xét xử; nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự; nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, trước các cơ quan tố tụng. Nói cải cách tư pháp là nói cải cách tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan tư pháp bao gồm tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, luật sư, tư vấn pháp luật…Để đổi mới tổ chức và hoạt động tư pháp cần thực hiện đồng bộ các phương hướng, giải pháp sau đây:

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 91 - 92)