chống quan liêu tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác
Nghiên cứu quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lê nin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như của Đảng ta về đấu tranh chống quan liêu tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác có thể khái quát thành những quan điểm cơ bản sau đây:
- Phải làm rõ sự thật về tình trạng quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước;
- Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân;
- Chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí;
- Đẩy mạnh phòng và chống tham nhũng một cách chủ động, huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng, thực hiện chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành;
- Không hoang mang, dao động, bối rối trước các diễn biến phức tạp và nghiêm trọng của tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
- Đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng, không nóng vội, không chủ quan; phải có kế
106
hoạch cụ thể, có bước đi vững chắc; sử dụng nhiều biện pháp, trong đó lấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo.
3.2.6.3. Triể n khai đ ồ ng bộ các giả i pháp thích hợ p
trong đ ấ u tranh phòng chố ng quan liêu, tham nhũ ng và tiêu
cự c khác trong bộ máy nhà nư ớ c
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng. Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, thanh tra của Nhà nước đối với đội ngũ đảng viên, cán bộ công chức. Xử lý thật nghiêm những vụ việc tham nhũng, xem đó là sự răn đe cho những kẻ lợi dụng chức vụ, quyền hạn mưu đồ lợi ích cá nhân. Thời gian qua, việc xử lý kỷ luật Đảng, xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với hành vi tham nhũng chưa thật sự nghiêm minh, còn biểu hiện bao che. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là tư tưởng vị nể, là tình “đồng chí”, “đồng đội”, trọng tình hơn trọng lý trong các mối quan hệ giữa các Đảng viên, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Đây là vấn đề cần khắc phục trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng các thiết chế đấu tranh ngăn chặn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực từ gốc, không để cho chúng dễ dàng phát sinh, phát triển. Công khai, minh bạch tài sản, thu nhập và hoạt động của cơ quan, tổ chức. Đây là yếu tố quan trọng nhất của quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Phải thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập và xác minh bản kê khai theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng. Người kê khai tài sản không trung thực bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật: “Trong trường hợp người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử, người
107
được dự kiến bổ nhiệm, phê chuẩn mà kê khai tài sản không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức vụ đã dự kiến” [21, tr.41].
Các hoạt động của các cơ quan, tổ chức đều phải công khai, từ hoạt động tài chính, thu chi ngân sách, mua sắm công, xây dựng cơ bản, quản lý đầu tư dự án xây dựng, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho đến các khoản viện trợ, tài trợ. Tất cả các hoạt động này đều phải thực hiện công khai, minh bạch bằng nhiều hình thức như: công bố tại cuộc họp, niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin theo yêu cầu…
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, đồng thời, phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ. Việc xử lý nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng sẽ nâng cao trách nhiệm của họ trong việc điều hành, quản lý cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Không chỉ người đứng đầu mà cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội. Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương trong những năm tới theo hướng tăng thu nhập cao hơn cho cán bộ, công chức. Giao quyền tự chủ về tài chính, biên chế và giao khoán kinh phí hoạt động cho các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp có đủ điều kiện. Xây dựng cơ chế tiền lương riêng cho công chức hành chính.
- Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan, tổ chức, từng cá nhân cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu quản lý hành chính nhà nước và hoạt động cung cấp dịch vụ công trong thời kỳ mới. Đồng thời cải tổ các cơ quan công quyền nhằm giảm thiểu bộ
108
máy quan liêu cũng như cơ hội cho tham nhũng. Nâng cao hiệu quả các hoạt động hành chính vốn có tác động trực tiếp đến quyền lợi thân thiết của người dân và doanh nghiệp; cải cách tài chính công để tạo ra các cơ quan giám sát hiệu quả được trang bị những kỹ năng về kế toán và kiểm toán cũng như cải cách việc mua sắm và quản lý tài sản công nhằm tạo ra những thủ tục công bằng, công khai và hiệu quả trong sử dụng tài sản công. Nhanh chóng thiết lập chế độ quản lý tiền tệ và thanh toán qua hệ thống ngân hàng nhằm mục đích kiểm soát và minh bạch hóa thu nhập và tài sản của cán bộ, công chức. Từ đó thực hiện nghiêm, triệt để chế độ kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức.
- Đảng, Nhà nước phải xây dựng một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng và chủ động phối hợp sức mạnh của toàn thể xã hội trong phòng chống tham nhũng. Cơ quan này có thể trực thuộc Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quy định chặt chẽ các điều kiện để trở thành thành viên của cơ quan phòng chống tham nhũng này. Cơ quan này sẽ thực hiện chức năng là cơ quan đầu mối trong công tác phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước cũng như hệ thống chính trị, nhất là sự tham gia của nhân dân, các đoàn thể tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng, tiến tới xây dựng một xã hội thực sự của dân, do dân, vì dân.