Một số hạn chế trong tổ chức bộ máy nhà nước thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 60 - 64)

Bộ máy nhà nước vẫn còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, tầng nấc trung gian, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp. Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Nhà nước pháp quyền chưa được nhận thức đầy đủ, sâu sắc, chưa làm rõ nội hàm của nguyên tắc dẫn đến sự lúng túng trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước như nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và phân công quyền lực nhà nước; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước.

Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan và người đứng đầu chưa thật rõ, còn chồng chéo, cơ chế vận hành và nhiều mối quan hệ còn bất hợp lí, đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế cả về mặt năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm. Các vấn đề trên dẫn tới hậu quả là hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước còn chưa cao, công tác quản lí đất nước (nhất là quản lí kinh tế) còn lúng túng, mắc nhiều sai sót, sản xuất tuy có tăng nhưng vẫn có nguy cơ tụt hậu, tài nguyên đất nước chưa được khai thác tốt…

Hoạt động lập pháp đang đứng trước yêu cầu to lớn về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như yêu cầu mới mẻ, phức tạp của việc điều chỉnh pháp

56

luật nên đã bộc lộ một số bất cập trong thiết kế hoàn thiện tổng thể hệ thống pháp luật và trong xác định thứ tự ưu tiên cần thiết của từng văn bản pháp luật cũng như nâng cao tính khả thi và tính hiệu lực của văn bản pháp luật [33]. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa thật sự phù hợp, luật ban hành còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu bằng luật; kỹ thuật lập pháp vẫn là khâu yếu, luật ban hành thiếu đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống, một số luật ban hành chưa phát huy hết tác dụng, chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, còn phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần; chưa có sự phân biệt thật sự rõ ràng ranh giới giữa hoạt động lập pháp của Quốc hội và hoạt động lập quy của Chính phủ.

Hoạt động giám sát của Quốc hội trong những năm qua đã được tăng cường, đổi mới nhưng vẫn chưa theo kịp thực tiễn, nhiều nội dung giám sát chưa có tác động tích cực đến bộ máy và thực tiễn, hiệu quả giám sát chưa cao. Quốc hội chủ yếu mới dừng lại ở mức độ phát hiện và phân tích vấn đề, chất vấn các cấp, các ngành, các chức danh có liên quan.

Đối với cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ thì sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thực sự rành mạch; các bộ ngành trung ương chưa thực sự mạnh dạn phân cấp nhiều hơn cho chính quyền địa phương; tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, tầng nấc, phương thức quản lý hành chính còn tập trung, quan liêu, phân tán, chưa thông suốt.

Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước còn bộc lộ không ít những nhược điểm, nhiều mặt còn chưa theo kịp và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Trong cải cách hành chính chưa đảm bảo đồng bộ giữa cải cách thể chế, bộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ công chức và chế độ tài chính công. Vị trí, vai trò của HĐND và UBND còn những điểm cần làm rõ. Quy định UBND là cơ quan song trùng trực thuộc, vừa chịu trách nhiệm trước HĐND vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên chưa được coi là thỏa đáng, còn tình trạng là các nghị quyết của HĐND không được tổ

57

chức thực hiện tốt; vai trò giám sát của HĐND đối với UBND chưa có cơ sở để phát huy. Cơ chế chịu trách nhiệm của UBND quy định còn chung chung, nhiều phần chưa rõ ràng, thiếu cơ sở, thiếu các hình thức chế tài thích hợp và ít có tính thực thi. Cơ cấu của các ban của HĐND chưa hợp lý; hầu hết các thành viên các ban đều kiêm nhiệm nên không có điều kiện, thời gian hoạt động. Số thành viên của các ban hiểu biết sâu về chuyên môn còn ít. Ngoài ra, do sự chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính, từ cuối năm 1986 đến nay, số lượng đầu mối các đơn vị hành chính tăng lên mạnh và kéo theo đó, biên chế hành chính tăng lên: từ năm 1986 đến cuối năm 1998, bình quân hàng năm, biên chế khối cơ quan quản lý hành chính nhà nước tăng 6,1%; đơn vị sự nghiệp tăng 4,6%. Từ sau đại hội X đến nay, biên chế của hai khối này vẫn tiếp tục tăng do việc chia tách tỉnh, huyện, do tuyển chọn cán bộ, công chức tiến hành thiếu chặt chẽ. Nói chung, tổ chức hành chính chưa thông suốt, còn hạn chế trong việc xử lý mối quan hệ ngang, thậm chí còn hiện tượng cục bộ, bản vị. Chế độ phân cấp trách nhiệm còn thiếu rành mạch. Thẩm quyền cá nhân chưa được quy định rõ. Phong cách làm việc trước dân của cán bộ, công chức còn là vấn đề bức xúc.

Về lĩnh vực tư pháp, tổ chức và hoạt động còn nhiều bất cập, sai sót. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp diễn ra chậm chạp, tổ chức và hoạt động của tòa án, nhất là hoạt động xét xử chưa phát huy được đầy đủ vai trò của quyền tư pháp trong đời sống xã hội. Thủ tục tố tụng phức tạp, cắt khúc tạo kẽ hở cho việc vi phạm nguyên tắc tố tụng dẫn đến một số trường hợp oan sai nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, từng giai đoạn tố tụng và giảm hiệu quả chung của hệ thống tư pháp. Những bất hợp lý trong pháp luật tố tụng tuy từng bước được sửa đổi, bổ sung nhưng nhìn chung còn chậm. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án chưa được thi hành kịp thời, dứt điểm. Thiếu cơ chế xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực, đã hết thời hạn kháng nghị hoặc đã được quyết định

58

ở cấp cao nhất nhưng có vi phạm pháp luật làm oan người vô tội hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Hệ thống tòa án chưa được tổ chức hợp lý ở từng cấp, dẫn đến tình trạng có những vụ việc xét xử kéo dài, qua quá nhiều cấp mà không giải quyết dứt điểm, dồn quá nhiều việc cho Tòa án tối cao xét xử phúc thẩm, làm cho tòa này không đủ điều kiện tập trung vào giám đốc thẩm và tổng kết thực tiễn để hướng dẫn thi hành pháp luật một cách thống nhất. Tòa án cấp huyện được tăng thẩm quyền nhưng số lượng thẩm phán vẫn còn thiếu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn bất cập, có nơi xét xử không hết án, cơ sở vật chất phục vụ cho xét xử và thi hành án còn thiếu thốn; công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp còn chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ; việc tổ chức, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp còn chưa nghiêm.

Về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước: Chậm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân cụ thể như sau:

Sự lãnh đạo của Đảng chưa đồng bộ với quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước, còn tình trạng buông lỏng và bao biện, làm thay, chồng chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước. Các cấp ủy và tổ chức Đảng còn thiếu quan tâm lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Chậm hoàn chỉnh quy chế cụ thể về phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị nói chung, đối với bộ máy nhà nước nói riêng: chưa cụ thể hóa một số chủ trương về phương thức lãnh đạo của Đảng trong Quốc hội; chưa hoàn thiện các quy chế về mối quan hệ lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban bí thư với Ban cán sự đảng Chính phủ, chưa phân định rõ một số điểm trong quan hệ về tổ chức và lề lối làm việc giữa Ban cán sự đảng Chính phủ với Ban cán sự đảng các Bộ, ngành.

Việc đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chưa có bước chuyển biến rõ nét. Tuy gần đây việc ra Nghị quyết đã được cải tiến

59

nhưng nhìn chung còn nhiều, dài, nhiều nội dung các Nghị quyết còn trùng lặp, chồng chéo, thiếu các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo thực hiện, kiểm điểm, tổng kết; chưa coi trọng đúng mức công tác kiểm tra, nhất là kiểm tra thực hiện Nghị quyết, chấp hành chính sách. Cấp ủy đảng chưa sâu sát, ít giành thời gian tiếp xúc, đối thoại với quần chúng.

2.3. Thực trạng phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 60 - 64)