Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 68)

Đảng - Nhà nước - Nhân dân là ba bộ phận cơ bản, ba chủ thể chủ yếu tạo nên chế độ xã hội và hệ thống chính trị ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn được Đảng ta quan tâm xây dựng phát triển và củng cố. Văn kiện Đại hội V của Đảng (năm 1982), lần đầu tiên nêu khái niệm về mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý: “Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý là vấn đề có ý nghĩa quyết định để hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng quan trọng và cấp bách trong thời gian tới” [5, tr.51]. Sau nhiều kỳ đại hội, lý luận về mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý đã trở thành hệ thống quan điểm của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Đây là một hệ thống quan điểm lý luận mới, được Đảng ta phát huy một cách sáng tạo từ những lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

64

Trong gần 30 năm đổi mới, xử lý mối quan hệ này, Đảng giữ vững được vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước, thông qua Nhà nước, nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ngày càng tốt hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã phát huy tốt hơn vai trò quản lý của mình, có chính sách đúng, động viên và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, trước hết là của cơ quan hành chính nhà nước, đã có một bước điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bước đầu đã có đổi mới theo hướng vừa bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan nhà nước. Theo đó, đã giải quyết ngày càng tốt hơn quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị: Tình trạng Đảng bao biện, làm thay Nhà nước đã giảm dần ở nhiều cấp; đã nâng cao vai trò chủ động và phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước, tính chủ động, tự giác của các tổ chức chính trị - xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng phát huy được vai trò của mình trong việc tập hợp, đoàn kết, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào cách mạng, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và nâng cao tính tự quản của các cộng đồng dân cư. Nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vai trò của dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội, của việc phải từng bước xác lập và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; từng bước làm rõ mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng; giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền, yêu cầu và tác động của phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế tới việc phát huy dân chủ ở nước ta. Có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy

65

mạnh quá trình dân chủ hóa xã hội như ban hành và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Quyền ứng cử, lựa chọn trong bầu cử, giám sát đại biểu được thực hiện có hiệu quả hơn. Quyền của công dân tham gia vào các công việc Nhà nước và xã hội, xây dựng các quyết định chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước được mở rộng và thực chất hơn. Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên.

Lý luận về nhân dân làm chủ trong chế độ xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ lý luận cách mạng, là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định xã hội ta là xã hội “do nhân dân lao động làm chủ” và “bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [6, tr.8-9]. Và Hiến pháp năm 2013 đã thể chế quan điểm này tại Điều 2: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Sự khẳng định này là hoàn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam. Đây là biểu hiện của vấn đề dân chủ mới ở Việt Nam. Nó xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh: mọi quyền hành và lực lượng đều tập trung nơi dân.

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 68)