VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Quan điểm
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam cần phải thường xuyên quán triệt những quan điểm chỉ đạo, có ý nghĩa phương pháp luận sau đây:
Một là, chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là cơ sở tư tưởng rất quan trọng định hướng quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Việt Nam đã tiếp nhận có chọn lọc những giá trị phổ biến, tiến bộ của học thuyết nhà nước pháp quyền của nhân loại để vận dụng vào trong điều kiện cụ thể của mình. Việc đổi mới tư duy chính trị - pháp lý của Đảng ta trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã khẳng định rằng nhà nước pháp quyền đã có chỗ đứng trong nhận thức và trong thực tiễn ở Việt Nam.
Hai là, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân là quá trình khám phá, xây dựng mô hình nhà nước thích hợp với Việt Nam vì thế phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, sửa đổi, điều chỉnh tổ chức, hoạt động của nhà nước.
Ba là, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân nhưng phải giữ vững bản chất giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nghĩa là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước; bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân đồng thời chuyên chính với các thế lực thù địch, với những âm mưu, hành động đi ngược với lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
71
Bốn là, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân là vấn đề rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm, các thế lực thù địch và bọn cơ hội dễ lợi dụng vì thế phải hết sức thận trọng, phải tiến hành từng bước, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế xã hội, ngăn chặn được những âm mưu, hành động lợi dụng của các thế lực thù địch và bọn cơ hội.
Năm là, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân theo nguyên tắc tập trung, thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp và nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của trung ương, đồng thời phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, cơ sở.
Sáu là, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, kết hợp các yếu tố dân tộc và thời đại, học tập, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm, thành tựu, tinh hoa của nhân loại trong xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là một cuộc cách mạng, cuộc cách mạng ấy chỉ có thể thành công khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu của nhà nước pháp quyền. Đây là một cuộc cách mạng lâu dài và nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi có sự định hướng cụ thể cho từng bước đi. Những định hướng đó nhằm tạo ra các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…làm tiền đề cho sự hình thành nhà nước pháp quyền. Nói cách khác, nhà nước pháp quyền Việt Nam chỉ được xây dựng thành công khi các định hướng đó được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Dưới đây, xin đề xuất một số giải pháp có thể coi là những định hướng cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
3.2. Những giải pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện việc xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam hiện nay