Cần tiếp tục khẳng định vai trò của Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội và tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
83
của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoạt động của Chính phủ có ảnh hưởng vô cùng lớn và trực tiếp đến toàn bộ đời sống xã hội. Có thể nói, tổ chức và thực thi quyền hành pháp, trong đó, Chính phủ là chủ thể cao nhất của quyền hành pháp luôn trong trạng thái vận động và hoàn thiện không ngừng cùng với sự vận động và phát triển của đời sống xã hội. Chính phủ có vị trí, vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước, do vậy, ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới ngày nay đang tiến hành đổi mới hoạt động hành pháp của Chính phủ nhằm xây dựng một chính phủ vững mạnh, năng động, phù hợp với nhu cầu hội nhập, mở cửa và tiến đến xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền.
Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ được tổ chức như một thiết chế quyền lực độc lập. Chính phủ trong lĩnh vực hành chính nhà nước cần được quy định rõ ràng và cụ thể trong các quy định của Hiến pháp. Tổ chức bộ máy Chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước. Vì thế, việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương là vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền. Giải pháp đầu tiên được thực hiện trong thời gian này là cơ cấu lại bộ máy của Chính phủ theo hướng giảm các đầu mối, phù hợp với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ. Cơ cấu lại các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước các cấp, giảm cấp phó, bỏ cấp trung gian; giảm bộ phận phục vụ trong cơ quan hành chính, chuyển sang hình thức hợp đồng dịch vụ; phân cấp mạnh cho cấp dưới gắn với hướng dẫn và thực hiện thanh tra, kiểm tra của cấp trên.
Chính phủ, Thủ tướng không nên là những thể chế quản lý sự vụ. Cơ cấu lại nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền của Chính phủ đảm bảo cho Chính phủ thực sự thoát khỏi tình trạng sa vào “sự vụ”, là nơi phải gánh chịu các đùn đẩy công việc, dồn công việc từ các bộ, các ngành, các cấp quản lý hành chính. Chính phủ phải kiểm soát được hoạt động của các bộ, các ngành nhưng
84
không làm thay công việc của bộ, ngành. Không phải mọi vấn đề nảy sinh trong hoạt động của bộ, ngành, khi khó khăn, phức tạp đều chuyển lên giải quyết ở cấp Chính phủ [27, tr.26-27]. Chính phủ cần tập trung vào chức năng quản lý nhà nước và chỉ đạo vĩ mô các hoạt động sự nghiệp, cung cấp dịch vụ công, chứ không cần thiết phải trực tiếp tổ chức tất cả các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Chính phủ chỉ trực tiếp đảm nhận những loại hình dịch vụ công nào mà thị trường và xã hội không thể hoặc không muốn cung ứng.
Trong công tác xây dựng pháp luật, Chính phủ cần tăng cường công tác xây dựng văn bản pháp luật, tránh tình trạng “luật phải chờ nghị định, thông tư”.
Cơ chế trách nhiệm của Chính phủ là “hình thức và trình tự chịu sự phán xét và gánh chịu chế tài của Chính phủ, các thành viên Chính phủ trước các cơ quan nhà nước cấp cao có thẩm quyền” [12, tr.306]. Vấn đề cơ chế trách nhiệm của Chính phủ là một vấn đề rất được quan tâm, chính vì vậy, cần quy định rõ hơn trách nhiệm của Chính phủ và các thành viên Chính phủ trước Quốc hội: đối với trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội, cần quy định rõ hình thức trách nhiệm cụ thể và trình tự xử lý trách nhiệm. Đối với các thành viên của Chính phủ cần làm rõ hơn “trường hợp nào Quốc hội sẽ tự nêu vấn đề miễn nhiệm, trường hợp nào Thủ tướng đề nghị Quốc hội, trường hợp nào đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội” [12, tr.308]. Một Chính phủ được tổ chức theo nguyên tắc “hội đồng” và giải quyết các vấn đề của quản lý hành chính thông qua các phiên họp cần được cải tổ theo hướng tăng cường chế độ thủ trưởng và trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân các Bộ trưởng.
Để xây dựng một Chính phủ mạnh, với tư cách đứng đầu hệ thống hành pháp, hoạt động thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu quản lý đất nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền cần nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ tập trung vào những vấn đề sau: 1/Cần có nhận thức lại và nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của
85
Chính phủ trong nhà nước pháp quyền. 2/Cần xây dựng các yêu cầu, các tiêu chí đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ trong cải cách hành chính. 3/Cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương. 4/Đề cao chủ nghĩa “hành chính công” của Chính phủ, xác định Chính phủ là tổ chức cung cấp dịch vụ công cho nhân dân. Chính phủ không chỉ có vai trò của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất mà còn có vai trò to lớn trong kiến tạo, tổ chức các quan hệ xã hội; Chính phủ phải tổ chức các dịch vụ công thông qua xây dựng thể chế và các chính sách vĩ mô, kiểm tra thực hiện các dịch vụ này [23, tr.307].