hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp
Quan điểm về sự thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp và kiểm soát chặt chẽ giữa ba quyền là một quan điểm có tính nguyên tắc đóng vai trò phương pháp luận chỉ đạo đối với việc thiết kế mô hình tổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo quan điểm của Đảng
22
Cộng Sản Việt Nam, sự thống nhất quyền lực là nền tảng, sự phân công và phối hợp quyền lực là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Sự phân công quyền lực đó chỉ thực sự xuất hiện như một nhu cầu và khả năng hiện thực trong các nhà nước dân chủ, ở các mức độ khác nhau, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng nhà nước, và quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân. Ở góc độ này, có thể khẳng định rằng, nhà nước pháp quyền không hoàn toàn đồng nghĩa với tam quyền phân lập. Tức là việc phân chia quyền lực triệt để theo nguyên tắc tam quyền phân lập không phải bao giờ cũng là điều kiện tiên quyết của nhà nước pháp quyền. Trong nhà nước pháp quyền Việt Nam quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia và thuộc về nhân dân, cơ cấu quyền lực nhà nước được tổ chức như sau:
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, có những thẩm quyền nhất định liên quan trực tiếp đến các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thống nhất điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của nhà nước.
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Như vậy, trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, có sự phân công giữa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toàn án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để mỗi cơ quan thực thi có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với sự phối hợp chặt chẽ, tạo nên sức mạnh
23
tổng hợp của quyền lực nhà nước. Các cơ quan này dù được phân công thực hiện các quyền khác nhau nhưng trong quá trình thực hiện quyền hạn của mình đều phải có sự phối hợp với các cơ quan khác. Về thực chất thì quyền lực nhà nước là thống nhất, không thể tách biệt độc lập các lĩnh vực hoạt động của quyền lực nhà nước.