Giá trị tham khảo cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 34 - 36)

Từ lý luận về Nhà nước pháp quyền và thực tiễn các mô hình tổ chức quyền lực nhà nước trên thế giới có thể khái quát những giá trị phổ biến có

30

tính nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền mang tính tham khảo cho Việt Nam như sau:

- Xây dựng Hiến pháp thể hiện chủ quyền của nhân dân, là nền tảng pháp lý cho tổ chức, hoạt động của nhà nước pháp quyền

- Nguyên tắc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp, có cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp và tranh chấp thẩm quyền trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp (mô hình Tòa án Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp, Ủy ban Hiến pháp)

- Nguyên tắc cam kết tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước bảo đảm sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội.

- Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để hạn chế việc lạm dụng quyền lực nhà nước.

- Nguyên tắc tôn trọng, thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền con người, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân.

- Nguyên tắc quyền tư pháp độc lập với quyền lập pháp và hành pháp. Khi xét xử Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Nguyên tắc nhà nước chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. (Tổng thống có thể bị đàn hạch khi xét xử; Nghị viện có thể bị giải tán; Chính phủ, Thủ tướng, các quan chức cao cấp có thể bị bỏ phiếu bất tín nhiệm và bị bãi miễn, bắt buộc từ chức nếu tham nhũng, vi phạm pháp luật, đạo đức, hoặc không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.

31

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 34 - 36)