Tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 102 - 104)

Việc đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật mới chỉ là điều kiện cần, muốn pháp luật đi vào đời sống thì cần tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả, có như vậy pháp luật mới có hiệu lực thực tế và trở thành phương tiện quản lý xã hội. Để làm được việc này, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:

Tổ chức thực hiện đúng pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đây là vấn đề cơ bản, thiết thực và có ý nghĩa quyết định của việc quản lý bằng pháp luật. Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để mọi người am hiểu pháp luật, tự giác thực hiện pháp luật. Theo hướng đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm tôn trọng và ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng pháp luật của nhân dân.

Việc thực thi pháp luật liên quan chặt chẽ với công tác tư pháp, vì tư pháp là khâu cuối cùng bảo đảm tính hiệu lực và nghiêm minh của pháp luật. Một cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh sẽ tạo niềm tin cho công chúng vào tính nghiêm minh của pháp chế nhà nước. Trong điều kiện không chấp nhận tam quyền phân lập và chỉ có một chính đảng lãnh đạo nhà nước, để đẩy nhanh tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền, về phương diện tư pháp, chúng ta cần phải:

Đào tạo thật cơ bản và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo nên một đội ngũ tư pháp giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh, tận tình với công việc, tận tâm với nhân dân, có trách nhiệm xã hội và lương tâm nghề nghiệp.

98

Tăng cường vai trò và quyền hạn của các cơ quan tư pháp, nhất là cơ quan điều tra xét hỏi, xã hội hoá công tác điều tra xét hỏi trên quy định chung của pháp luật nhà nước, tăng cường việc thành lập các văn phòng tư vấn pháp luật, văn phòng công tố viên và văn phòng luật sư riêng. Gần ba thập kỷ đổi mới cho thấy, trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế nhà nước đã cho phép các công ty, doanh nghiệp, trường học, bệnh viên tư nhân hoạt động, nhưng trong lĩnh vực pháp luật vấn đề này còn nhiều hạn chế. Tiếng nói của các văn phòng luật sư tư nhân, của các luật sư thân chủ thuê bào chữa trên các phiên tòa còn chưa có trọng lượng lớn, do vậy chưa có sự tranh luận thực sự trong quá trình xử án.

Nâng cao trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ tư pháp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho nhân dân, tiến tới việc thực hiện tốt nguyên tắc: ''Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật''. Phân rõ vùng trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ giữa tòa án và viện kiểm sát, tránh sự chồng chéo trách nhiệm quyền hạn giữa hai tổ chức tư pháp này. Đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan tư pháp trong việc điều tra, xét hỏi. Cụ thể hoá và hiện thực hoá bằng văn bản pháp luật chế độ, điều khoản bồi thường thiệt hại cho những công dân bị toà xử oan, sai trong các vụ án. Cần có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những thẩm phán xử oan, sai cho công dân.

Thiết lập cơ chế bảo vệ nhân chứng. Bảo vệ nhân chứng là một hiện tượng đã có ở các quốc gia tư bản phát triển, nó nhằm bảo vệ nhân chứng các vụ án khỏi sự xâm hại của tội phạm và đảm bảo cho việc xét xử các vụ án diễn ra công minh, nhanh chóng. Nhưng ở Việt Nam, việc làm này chưa được luật định, nói cách khác là ở Việt Nam chưa có cơ chế, chính sách về bảo vệ nhân chứng. Bản chất nhà nước pháp quyền là bảo đảm quyền con người, mà nhân chứng lại là những người cần được bảo vệ nhất vì việc làm của họ dễ bị tội phạm xâm hại.

Cuối cùng, cần kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật. Trong việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, việc kiểm tra xem xét, giải quyết, xử lý

99

các vi phạm pháp luật là công tác vô cùng quan trọng. Vì thế không kiểm tra, xử lý các vi phạm coi như không có quản lý. Làm tốt công tác này sẽ hạn chế mức độ vi phạm luật, tạo được trật tự pháp luật trong xã hội.

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 102 - 104)