Nâng cao năng lực và bản lĩnh của Đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề trọng

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 78)

việc thực hiện chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước

Để bảo đảm tính đại diện của Quốc hội, việc đa dạng hoá thành phần đại biểu Quốc hội là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong tương lai, cần nghiên

74

cứu hai vấn đề sau đây: - Thủ tục dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; - Điều kiện trở thành ứng cử viên và trở thành đại biểu Quốc hội.

Hiện nay, việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến thành phần, số lượng người được bầu của các cơ quan, tổ chức… đã được chính thức ghi nhận trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội. Ưu điểm của thủ tục này là bảo đảm tính đại diện của Quốc hội, góp phần tạo nên sự thành công của sự kiện chính trị quan trọng là bầu cử. Tuy nhiên, xu thế dân chủ hoá đời sống xã hội đòi hỏi phát huy sự tích cực chính trị của nhân dân, đặc biệt là khi xã hội dân sự phát triển trong mô hình Nhà nước pháp quyền, khi mỗi người dân tự nguyện tham gia vào giải quyết các công việc của Nhà nước và xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần tạo điều kiện để nhân dân tự giác thực hiện quyền chính trị quan trọng là bầu cử và ứng cử mà không nhất thiết phải có những bước dự kiến trước các lần hiệp thương.

Về bản chất, đại biểu Quốc hội là chính khách hoạt động theo nhiệm kỳ và không bị ràng buộc chặt chẽ bởi điều kiện về sự chuyên nghiệp như một công chức của hệ thống hành pháp. Tuy nhiên, ở đại biểu lại cần những kỹ năng và sự hiểu biết ở độ chín các kiến thức xã hội để có thể tham gia thảo luận những vấn đề ở một diễn đàn chung cho cả nước là nghị trường. Sự nặng về “cơ cấu” đại biểu thời gian qua đã phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu. Vì vậy, cần nhận thức rằng, tính đại diện của Quốc hội không chỉ đơn thuần là sự góp mặt của tất cả các thành phần xã hội mà còn ở khả năng biểu đạt các lợi ích của các tầng lớp xã hội.

Như vậy, vấn đề đầu tiên đặt ra là cần phát huy dân chủ cao độ của các cuộc bầu cử và bảo đảm chất lượng của đại biểu Quốc hội bên cạnh việc phát huy tính đại diện của thành phần đại biểu [30, tr.220]. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giới thiệu, lựa chọn và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm lựa chọn được những đại biểu Quốc hội thực sự xứng đáng, góp phần nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đề cao vai trò của cá nhân đại biểu trong quá

75

trình triển khai các hoạt động của Quốc hội, chuyên trách hóa hoạt động của đại biểu Quốc hội. Nâng cao số lượng và chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách. Quy định chế độ làm việc khoa học và hợp lý đối với các đại biểu kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 78)