Các đoàn thể, tổ chức xã hội nhƣ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nghề nghiệp, tổ dân phố.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 183 - 185)

chiến binh, hội nghề nghiệp, tổ dân phố.

79,3% người lao động không tham gia các tổ chức chính trị-xã hội nào. Thu hút người lao động KVPCT vào các đoàn thể, tổ chức xã hội là cần thiết, thông qua các tổ chức này, nâng cao nhận thức, hiểu biết về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động .

c

.

Đối với bộ phận người lao động tự tạo việc làm, làm việc tự do không gắn vào một cơ sở, tổ chức nào tại địa phương nên có tổ chức công đoàn hoặc hội nghề

nghiệp để gắn kết người lao động với nhau. Các nội dung sinh hoạt định kỳ tại địa phương, tại các đoàn thể nên đưa vào giới thiệu Luật BHYT, BHXH, Luật Lao động; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật BHYT, Luật BHXH. Các đoàn thể xã hội cần giáo dục ý thức thực hiện Luật Lao động cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Giáo dục người lao động ý thức tiết kiệm, tích lũy, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề để có được việc làm, thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Để thúc đẩy người lao động trong KVKTPCT tham gia các dịch vụ an sinh xã hội, các đoàn thể, các hiệp hội nghề nghiệp, hội phụ nữ, công đoàn, các cơ quan truyền thông phối hợp với cơ quan BHXH, BHYT đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động.

Làm thí điểm mô hình tăng năng lực cho những người buôn bán nhỏ, những người bán hàng rong: Mở các khóa đào tạo về xây dựng năng lực quản lí kinh doanh cơ bản để giúp họ phát triển năng lực kinh doanh , tăng doanh số bán hàng, tăng khách hàng và thu nhập. Các khóa đào tạo ngắn hạn cho người lao động để tăng khả năng tiết kiệm và đầu tư, nâng cao đời sống vật chất và tinh cho bản thân và gia đình. Trên cơ sở đó giúp họ có khả năng tích lũy tham gia BHYT, BHXH.

3. Chính quyền địa phƣơng cấp phƣờng, xã: 33,5% người lao động cho rằng chính sách ít quan tâm đến người nghèo hoặc hầu như không quan tâm (10,2%). chính sách ít quan tâm đến người nghèo hoặc hầu như không quan tâm (10,2%). Phải chăng một bộ phận người lao động nghèo trong KVPCT chưa tiếp cận được với những chính sách dành cho người nghèo? Chính quyền địa phương là cơ quan đại diện cho Nhà nước ở cấp cơ sở, gần dân nhất nên chú trọng đến người lao động nghèo thuộc khu vực kinh tế phi chính thức để thường xuyên cập nhật các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn để họ có thể thụ hưởng trợ cấp xã hội, BHYT diện chính sách hoặc tuyên truyền vận động tham gia BHYT tự nguyện. Chính quyền phường, xã đào tạo, huấn luyện và cung cấp thông tin cho đội ngũ tổ trưởng tổ

dân phố để vận động người lao động tham gia BHYT tự nguyện và phát hiện các hộ gia đình khó khăn cần trợ giúp kịp thời.

Tại địa phương thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, giới thiệu việc làm cho người lao động. Để mở rộng BHXH, BHYT cần phối hợp chương trình BHXH tự nguyện với các chương trình mục tiêu khác tại địa phương như Chương trình Việc làm, Chương trình Giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế – xã hội.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 183 - 185)