Về mạng lƣới xã hội của ngƣời lao động phi chính thức

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 180 - 182)

Mạng lưới xã hội có vai trò quyết định trong tạo việc làm của NLĐ làm thuê trong khu vực phi chính thức – lực lượng hạn chế về vốn con người, vốn vật chất. Mạng lưới xã hội không chỉ có vai trò tạo việc làm, giới thiệu việc làm mà cả trong việc huy động tài chính, tiếp cận thong tin việc làm, tuyển dụng lao động….

Mạng lưới xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, góp mặt trong việc quản lý và xử lý các rủi ro xã hội mà người lao động khu vực phi chính thức gặp phải: tạo việc làm (mất việc và giới thiệu việc), già yếu và chăm sóc sức khỏe. Nó đã trám vào các lỗ hổng và các dịch vụ xã hội công cộng chưa bao phủ hết để bảo vệ,

phòng ngừa những rủi ro bất trắc trong đời sống của người lao động khu vực phi chính thức.

Vốn xã hội của người lao động khu vực phi chính thức còn rất hạn chế. Đa phần, họ thường có họ hàng, bạn bè cùng hoàn cảnh vì vậy khả năng nhận giúp đỡ từ người khác cũng trong chừng mực nhất định. Thêm vào đó, tỷ lệ tham gia hoạt động các đoàn thể, các hoạt động xã hội không nhiều đặc biệt là đối tượng người lao động nhập cư, do đó mối quan hệ xã hội người lao động khu vực này không rộng rãi và như thế các cơ hội làm ăn, cũng như nhận sự trợ giúp cũng có phần hạn chế, đa phần những rủi ro được xử lý trong phạm vi nhỏ (những mối quan hệ quen biết). Cần có hệ thống đảm bảo cho người lao động về những rủi ro được cụ thể hóa trên cơ sở hợp đồng để đáp ứng những điều kiện hiện nay khi mà các quan hệ trong sản xuất kinh doanh, quan hệ lao động là mối quan hệ thỏa thuận, tiền công được đánh giá trên cơ sở giá cả thị trường.

Chính sách an sinh xã hội ngày càng hướng đến bao phủ toàn dân và chú trọng các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Nghiên cứu cho thấy các giả thuyết đưa ra là đúng. Chỉ một bộ phận nhỏ người lao động trong KVKTPCT có BHYT và BHXH. Số người lao động chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm còn rất lớn. Người lao động trong khu vực này chưa nhận thức được đầy đủ về các dịch vụ an sinh xã hội. Các yếu tố học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hộ khẩu, giới tính… ảnh hưởng đến nhận thức và sự tham gia vào các dịch vụ an sinh xã hội của người lao động trong KVKTPCT. Trong các dịch vụ an sinh xã hội, BHYT tự nguyện được người lao động biết đến nhiều hơn (trên 70%); có 36% biết đến bảo hiểm xã hội. Phần lớn người lao động trong KVPCT chưa hiểu biết đầy đủ về BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Số người lao động chưa có điều kiện tham gia BHXH, BHYT còn rất lớn do các nguyên nhân chính: người lao động có thu nhập thấp, làm việc không có hợp đồng lao động, chưa tin tưởng, chưa thực sự hiểu biết về chế độ, chính sách về BHXH, thủ tục phức tạp hoặc dịch vụ chưa tốt. Nhu cầu và khả năng tham gia BHXH của người lao động thấp.

Hiện nay mạng lưới xã hội, nhất các quan hệ gia đình, họ hàng vẫn đóng vai trò quan trọng giúp người nghèo, những người yếu thế giảm thiểu những rủi ro, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Sự giúp đỡ của người thân vẫn đóng vai trò chủ đạo. Những trợ giúp.của chính quyền và các đoàn thể xã hội trong việc cho vay vốn ưu đãi, trợ cấp tiền hàng tháng hoặc trợ cấp đột xuất, BHYT miễn phí, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, xây nhà tình thương mang lại quả cao nhưng chỉ một bộ phận rất nhỏ người lao động KVPCT tiếp cận được.

2. KIẾN NGHỊ

Xây dựng một hệ thống an sinh xã hội tốt, đủ vững chắc để bảo vệ các thành viên trước những “biến cố xã hội” là yêu cầu cấp bách, cần có những giải pháp ở cả nhóm vi mô (NLĐ) và vĩ mô (chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm của Nhà nước). Trong đó những cải thiện về chính sách nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy các mặt tích cực, củng cố niềm tin của nhân dân nói chung và NLĐ khu vực phi chính thức nói riêng để họ tham gia và hưởng lợi nhiều hơn từ bảo hiểm. Trên cơ sở những gì đã phát hiện được khi nghiên cứu về an sinh xã hội cho người lao động trong KVKTPCT, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau đây nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT, hướng đến mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia BH thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia BHYT.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 180 - 182)