Ƣu đãi xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 70 - 72)

25 Bùi Thế Cường, Đặng Việt Phương, Trịnh Duy Hóa Từ điển Xã hội học Oxford Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2010 tr 542.

3.1.3.2.Ƣu đãi xã hội Việt Nam

Ưu đãi xã hội là một bộ phận đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội là những người tham gia bảo vệ giải phóng đất nước. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với những người có công với nước với dân, với cách mạng (và thành viên của gia đình) nhằm ghi

nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ. Điều này chẳng những thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội, mà còn nói lên đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, ưu đãi xã hội chiếm một vị trí rất lớn và đặc biệt. Đây là một nét đặc thù ở một đất nước có ngót 1/2 thế kỷ kháng chiến chống xâm lược. Trong ưu đãi xã hội thì trợ cấp ưu đãi là một vấn đề mà nhiều năm nay, Chính phủ, các nhà quản lý, cơ quan quản lý…quan tâm. Trợ cấp xã hội được quan tâm càng góp phần làm ổn định, phát triển kinh tế xã hội, thực hiện an sinh xã hội, góp phần ổn định và ngày một nâng cao đời sống đối tượng chính sách.

Hiện nay cả nước có hơn 8 triệu người có công với 13 diện đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi và chăm sóc. Trong đó có khoảng 1,5 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng, gần 4,2 triệu người hưởng trợ cấp 1 lần. Ngoài chế độ phụ cấp, người có công còn được hưởng các chính sách ưu đãi khác như: Chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, ưu đãi trong sản xuất kinh doanh...

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ưu đãi xã hội, trong đó nổi bật nhất là ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 29/8/1994; Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được Chủ tịch nước công bố ngày 10/9/1994. Đây là hai văn bản pháp luật cao nhất từ trước tới nay, nhằm thể chế hóa Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Đánh dấu sự tiến bộ của hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có công ở nước ta.

Ngay sau khi ban hành Pháp lệnh đã đi vào cuộc sống và đạt nhiều thành quả rõ nét. Hàng triệu người có công với cách mạng đã được tôn vinh và ghi nhận (trên 8 nghìn cán bộ lão thành cách mạng, 14 ngàn cán bộ tiền khởi nghĩa, trên 1,1 triệu liệt sĩ của 70 vạn gia đình với 1,3 triệu người là thân nhân chủ yếu của liệt sĩ, trên 45 nghìn Bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng và truy tặng, hơn 1,2 nghìn anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, hơn 600 nghìn thương binh, bệnh

binh…). Đồng thời, với chính sách ưu đãi được bổ sung hoàn thiện, phong trào “Toàn dân chăm sóc người có công” tiếp tục được khơi vậy và phát triển với nhiều nội dung phong phú và thiết thực.

Các phong trào này phát triển phong phú cả về bề rộng lẫn bề sâu và đã góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng trong giai đoạn mới.

Tóm lại, sau 5 năm thực hiện Luật BHYT, nước ta đã đạt được một số kết quả tốt như: cuối năm 2013 đã có 70% dân số tham gia BHYT, một số đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ để tham gia BHYT, ngân sách nhà nước đang chiếm 42-45% Quỹ BHYT…

Tuy nhiên, để BHYT có thể đến với toàn dân, Việt Nam đứng trước những thách thức lớn như: hiện nay, người lao động hưởng lương chỉ chiếm 7,9% tổng số người có BHYT, mới chỉ có 25% hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT, hầu hết hộ nông dân có thu nhập trên trung bình chưa tham gia BHYT…

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 70 - 72)