25 Bùi Thế Cường, Đặng Việt Phương, Trịnh Duy Hóa Từ điển Xã hội học Oxford Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2010 tr 542.
3.1.3. Cứu trợ xã hội và ƣu đãi xã hội Việt Nam 1 Cứu trợ xã hộ
3.1.3.1. Cứu trợ xã hội
Cứu trợ xã hội là một công tác trọng tâm trong chính sách xã hội ở nước ta. Ngày 9/3/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội. Cứu trợ xã hội ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất. Cứu trợ thường xuyên áp dụng với các đối tượng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng... với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tượng này ổn định cuộc sống. Cứu trợ xã hội đột xuất áp dụng với các đối tượng gặp rủi ro, hoạn nạn, thiên tai hạn hán, hoả hoạn... Chế độ cứu trợ này có tính chất tức thời giúp đỡ con người vượt qua hoạn nạn, khó khăn.
* Đối tượng và điều kiện hưởng CTXH thường xuyên:
(1) Trẻ em mồ côi và người có hoàn cảnh tưởng tự trẻ em mồ côi, bao gồm: - Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng;
- Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng
- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích Theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;
- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.
- Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như các trẻ em nêu trên.
(2) Người cao tuổi, bao gồm:
- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.
(3) Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội. (4) Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ.
(5) Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.
(6) Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.
(7) Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. (8) Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ hoặc có từ 02 người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.
(9) Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.
* Đối tượng và điều kiện hưởng CTXH đột xuất:
Đối tượng được CTXH đột xuất là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:
(1) Hộ gia đình có người chết, mất tích; (2) Hộ gia đình có người bị thương nặng;
(3) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;
(4) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói; (5) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;
(6) Người bị đói do thiếu lương thực;
(7) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc;
(8) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú. So với quy định trước đây, cả đối tượng hưởng CTXH thường xuyên và CTXH đột xuất đều được mở rộng một cách đáng kể. Từ chỗ có 4 nhóm đối tượng hưởng CTXH thường xuyên và 7 nhóm đối tượng hưởng CTXH đột xuất theo Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 về chính sách CTXH và Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2000/NĐ- CP, nay đã có 9 nhóm đối tượng được hưởng CTXH thường xuyên và 8 nhóm đối tượng được hưởng CTXH đột xuất theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2007/NĐ-CP. Trong từng nhóm đối tượng đã được quy định trong các văn bản pháp luật trước đây cũng có sự mở rộng bằng cách thêm đối tượng cụ thể trong nhóm hoặc giảm bớt những điều kiện cụ thể mà từng đối tượng phải đáp ứng. Có thể khẳng định đây là điểm tiến bộ lớn nhất của chính sách, pháp luật về CTXH hiện nay so với giai đoạn trước. Điều này phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta qua từng thời kỳ, song điều quan trọng hơn là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến công tác xã hội nói chung, công tác CTXH nói riêng ngày càng được khẳng định nhằm thực hiện mục tiêu đưa chính sách CTXH đến với mọi cá nhân, hộ gia đình gặp khó khăn, bất hạnh, tạo điều kiện tối đa để người dân tiếp cận với các chính sách xã hội một cách thuận tiện nhất.