- GV – GV, GV – HS:
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT Chuyên
GV THPT Chuyên
1.4.4.1. Tư tưởng, nhận thức
Tư tưởng hoài nghi, ngại thay đổi, ngại học tập bồi dưỡng của bộ phận không ít giáo viên, thường là các GV lớn tuổi. Do vậy, nếu không làm thay đổi được nhận thức của GV thì rất khó để đổi mới vì đó là “sức ì” trong tư duy, mặc dù biết là cần phải đổi mới nhưng nhìn chung là ngại đổi mới cách nghĩ, cách làm; lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn không quyết tâm, chỉ đạo không quyết liệt thì dễ rơi vào việc làm hình thức, đối phó, không hiệu quả.
Cơ chế, chính sách quản lí của ngành GD&ĐT có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GV. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện không đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu kịp thời... Tiền lương và các chế độ khen thưởng, động viên khuyến khích có liên quan chưa đủ tạo được động lực để đội ngũ GV chuyên tâm với nghề nghiệp. Do đó, việc ổn định và nâng cao chất lượng cho đội ngũ GV trong giai đoạn hiện nay là khó khăn.
1.4.4.3. Tổ chức quản lý
Tư duy giáo dục trong một bộ phận cán bộ QLGD còn chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo, quản lý theo kiểu hành chính, mệnh lệnh nên ít phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ trong nhà trường.
Đội ngũ cán bộ QLGD có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lí nhà trường nói chung. Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV, tạo môi trường giáo dục tốt, cán bộ QLGD phải là những người đầu đàn, có uy tín, nòng cốt trong các hoạt động, nắm chắc và hiểu sâu sắc điều kiện nhà trường, mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới PPDH, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả, là trung tâm của sự đoàn kết, thu hút đội ngũ GV, được đồng nghiệp đánh giá cao. Trách nhiệm chính của việc công tác nâng cao chất lượng cho đội ngũ GV thuộc về cán bộ QLGD. Bộ máy quản lý nhà trường phải có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng bộ máy quản lý hợp lý sẽ có vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển nhà trường, trong đó có công tác nâng cao chất lượng của đội ngũ GV.
1.4.4.4. Trình độ năng lực
Bất kể công việc nào, để thực hiện thành công, trước hết những người thực hiện công việc phải thực hiện đúng công việc mà mình sẽ thực hiện.
Thực tế cho thấy, trình độ nhận thức của GV góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Theo ông Huỳnh Minh Trí, Trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp - đào tạo bồi dưỡng GV, Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) cho biết: “Hiện nay số giáo viên được đào tạo trên chuẩn chiếm tỉ lệ khá cao nhưng chất lượng giảng dạy ở nhiều trường phổ thông lại không tương ứng với
trình độ ấy”. Theo ông Trí, một số GV đạt trình độ trên chuẩn nhưng chất lượng giảng dạy vẫn thấp là do CBQL chưa tạo điều kiện cho GV vận dụng những điều đã học vào giảng dạy [47].
Chính vì vậy, phát huy năng lực, thế mạnh của GV trong giảng dạy, giáo dục và các hoạt động sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời góp phần quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ GV.
1.4.4.5. Sự phát triển nhanh chóng của KH-CN
Ngày nay, KH-CN phát triển nhanh chóng, đã làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế. Do đó, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ tay nghề cao. Điều này kéo theo GV THPT phải nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tình hình này đã tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT thông qua việc GV THPT phải đảm bảo cả về số lượng lẫn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của KH-CN kéo theo những thay đổi nhanh chóng về mặt kiến thức cũng như các điều kiện cơ sở vật chất khác. Trên thực tế, ngay cả ở các trường sư phạm cũng không thể cập nhật kịp những tiến bộ khoa học giáo dục mới trên nhiều khía cạnh như lý luận, kiến thức khoa học, điều kiện thực tập – thực hành…Điều này ảnh hưởng lớn đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV hiện nay.
1.4.4.6. Môi trường sư phạm
Nước ta đang tích cực đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, triển khai các phong trào thi đua, trong đó rất quan tâm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn. Môi trường sư phạm có ảnh hưởng rất lớn đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV của nhà trường, nó tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên trong nhà trường. Không khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ gắn kết các thành viên, thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường.
Giáo dục đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải từ sự phân tầng xã hội, nhất là ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, khiến cho một bộ phận của GV và CBQL vì quá ham lợi ích vật chất mà đánh mất phẩm chất đạo đức, làm xói mòn những nét đẹp về lương tâm nghề giáo và truyền thống tôn sư, trọng đạo của dân tộc.
Bên cạnh đó, thu nhập từ tiền lương dạy học, tuy có được cải thiện, nhưng vẫn chưa đủ để GV an tâm với nghề nghiệp và tập trung cống hiến của mình cho ngành. Một bộ phận GV phải làm thêm nhiều công việc khác ngoài dạy học để tăng thu nhập nên ít dành thời gian tự học, NCKH, chưa chuyên tâm cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
1.4.4.8. Kiểm tra, giám sát
Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ của GV vẫn còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa đi vào thực chất đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, hiệu lực của quá trình tổ chức nâng cao chất lượng GV trong nhà trường.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của đề tài, cụ thể khẳng định một số khái niệm chủ yếu, những đặc trưng về chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên đồng thời cũng chỉ ra những yêu cầu chủ yếu về chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên; từ đó tác giả đề xuất hai vấn đề quan trọng mang tính lý luận.
Thứ nhất, để nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên phải quan tâm đến những yếu tố tác động tích cực đồng nghĩa với có thể là những giải pháp khả thi.
Thứ hai, việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên phải gắn liền với sự nhận biết chính xác thực trạng về các lĩnh vực quản lý nêu trên để từ đó đề xuất những giải pháp khả thi cho mỗi lĩnh vực. Những nhiệm vụ này chúng tôi sẽ đề cập ở chương 2 và chương 3.
Chương 2