Tác động của điều kiện kinh tế-xã hội địa phương đối với công tác giáo dục của trường THPT Chuyên Long An

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên long an (Trang 51 - 52)

- GV – GV, GV – HS:

2.1.5. Tác động của điều kiện kinh tế-xã hội địa phương đối với công tác giáo dục của trường THPT Chuyên Long An

2.1.5.1. Thuận lợi

- Về cơ chế, chính sách: Trường THPT Chuyên Long An được sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh Long An và chỉ đạo sâu sát Sở GD& ĐT Long An về nhiều mặt, nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của trường THPT Chuyên được ban hành, tạo điều kiện rất tốt để phát triển đội ngũ và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó, việc đổi mới chính sách về thi tốt nghiệp, tuyển sinh, tuyển thẳng đại học … cũng tạo động lực và điều kiện thu hút HS đến với trường chuyên mạnh mẽ hơn.

- Về kinh tế: GDP của tỉnh Long An có sự tăng trưởng cao và ổn định trong các năm gần đây: 12.2% năm 2011; 10.5% năm 2012, 11% năm 2013, 11% năm 2014; Tốc độ lạm phát liên tục giảm từ 23% (tháng/2011) xuống còn 5% (8/2013); Thu nhập bình quân đầu người của Long An năm 2014 là 1.740 USD, đời sống người dân được cải thiện và thuận lợi trong việc đầu tư cho con em ăn học, HS có điều kiện học tập tốt hơn trước đây rất nhiều.

- Về xã hội: Trường THPT Chuyên Long An nhận được sự tín nhiệm cao của xã hội, được sự đồng tình hỗ trợ của cha mẹ học sinh, các cựu học sinh và ban ngành đoàn thể các cấp. Các hoạt động giao lưu, hội nhập văn hóa trong khu vực ĐBSCL với nhà trường diễn ra mạnh mẽ và thường xuyên góp phần giúp HS hoà nhập với các hoạt động có tính chất học thuật cao như hội nghị, hội thảo khoa học; các hội thi NCKH, hội thi sáng tạo KHKT, các kỳ thi HS giỏi,…

- Về KH-CN: Sự phát triển nhanh chóng và lợi ích của KH-CN nói chung, đặc biệt là CNTT đã hỗ trợ GV và HS rất nhiều trong hoạt động GD, HT và NCKH. Bộ GD&ĐT tích cực tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ dạy học cho GV; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học từng bước được đầu

tư mới đã giúp GV nâng cao hiệu quả dạy học, HS nâng cao hiệu quả tiếp thu bài học.

2.1.5.2. Khó khăn

- Một số chính sách liên quan đến giáo dục như thi tốt nghiệp, thi tuyển đại học … thường xuyên bị thay đổi đã tác động lớn đến hoạt động GD của GV và học tập của HS; chế độ chính sách, đãi ngộ và điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức và HS chưa thoả đáng.

- Tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường đến HS; tình hình vi phạm trật tự, an toàn xã hội và các hành vi bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến; một bộ phận HS bị các yếu tố phi văn hóa ảnh hưởng hoặc tác động gây nghiện của một số hoạt động: xăm mình, nhuộm tóc; trang phục không phù hợp; sử dụng ngôn từ facebook trong học tập, lạm dụng internet...

- Xu hướng của cha mẹ HS mong muốn cho con mình học tập ở trường chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng; đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời, xu hướng đại học hóa tập trung ở những ngành “nóng” làm cho tỷ lệ HS dự thi vào trường mất cân đối ở các khối ngành.

- Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đã làm nhà trường không kịp đầu tư trang thiết bị dạy học cũng như cập nhật kiến thức sử dụng cho GV; nhà trường không đủ chi phí để đầu tư trang bị theo sự phát triển KHCN.

- Năng lực ngoại ngữ của GV, HS còn rất hạn chế nên khó tiếp cận được các học bổng của các tổ chức quốc tế, các quốc gia tài trợ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên long an (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w