Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chuyên môn, xây dựng các chương trình hành động cụ thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên long an (Trang 98 - 104)

- GV – GV, GV – HS:

3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chuyên môn, xây dựng các chương trình hành động cụ thể

chương trình hành động cụ thể

3.2.4.1. Mục tiêu giải pháp

Tác động nâng cao chất lượng thông qua việc thực hiện tốt các hoạt động của tổ chuyên môn, đặc biệt là ứng dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn thông qua các hoạt động NCKH sư phạm ứng dụng trong và ngoài nhà trường.

- Tăng cường hoạt động dự giờ thao giảng và dự giờ không báo trước của Ban Giám hiệu;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin hoạt động của nhà trường và thường xuyên cập nhật website trường;

- Đẩy mạnh đổi mới phương pháp, sử dụng PTDH và ứng dụng CNTT trong giờ dạy học;

- Thí điểm hoạt động phòng thí nghiệm/thực hành ngoài giờ (18 – 21 giờ) phục vụ công tác tự học, tự nghiên cứu của GV, HS;

- Tăng cường ứng dụng kiến thức phổ thông vào thực tế qua giờ học ngoại khoá;

- Xúc tiến các hoạt động tham quan, giao lưu, học tập tại các trường có điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học tốt và đạt thành tích cao trong các kỳ thi HS giỏi Quốc gia;

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng: kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong sinh hoạt và NCKH; kỹ năng ứng dụng phần mềm CNTT trong dạy học;

- Phối hợp với Hội Phụ huynh HS tổ chức các cuộc thi NCKH cấp CLB trong toàn trường (làm chất liệu để thực hiện cuộc thi NCKH cấp trường);

- Đoàn Thanh niên CSHCM phát động phong trào Đoàn viên GV và HS tham gia NCKH.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

- Mỗi học kỳ, BGH nhà trường lập kế hoạch tổ chức hoạt động thao giảng, dự giờ theo quy định.

+ Ngoài ra, mỗi GV có thể được dự giờ không báo trước ở bất kỳ tiết giảng nào trong học kỳ.

+ Thành phần dự giờ do Ban Giám hiệu phân công, nội dung đánh giá bao gồm: công tác chuẩn bị tiết giảng (giáo án, đồ dùng dạy học), giờ giảng (nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá) và sau giờ giảng (giao bài tập, dặn dò)

- Ban Giám hiệu phân công 01 thành viên chuyên trách quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu mạng của nhà trường và 01 thành viên Ban Giám hiệu phụ trách duyệt nội dung.

+ Các tổ bộ môn và các bộ phận khác trong nhà trường có trách nhiệm cung cấp thông tin hoạt động của tổ hàng tuần bằng cách chuyển nội dung qua email của người duyệt nội dung.

+ Nội dung sau khi được duyệt sẽ được chuyển đến quản trị mạng qua đường email từ người duyệt.

+ Quản trị mạng, ngoài nhiệm vụ đăng các thông tin cập nhật, còn có trách nhiệm thu thập thông tin, nhập liệu làm cơ sở dữ liệu lưu trữ phục vụ các hoạt động NCKH của GV và HS.

- Thông qua các hoạt động thao giảng, dự giờ không báo trước, nhà trường từng bước đặt ra các yêu cầu về việc đổi mới phương pháp, sử dụng PTDH và ứng dụng CNTT trong giờ dạy học.

+ Mỗi tổ bộ môn trong 1 HK phải có 50% GV đăng ký ít nhất 1 tiết giảng về đổi mới phương pháp dạy học hoặc khai thác, sử dụng PTDH hiệu quả hoặc ứng dụng CNTT trong giờ dạy học.

+ Sau tiết giảng của GV, thực hiện hoạt động góp ý, nhận xét và rút kinh nghiệm để giúp GV phát huy tốt hơn nữa hoạt động ứng dụng đổi mới của GV. Tiết giảng được đánh giá tốt sẽ được tổ chức báo cáo dưới hình thức tiết giảng mẫu để GV trong toàn trường chia sẽ, rút kinh nghiệm.

- BGH nhà trường đề xuất cấp trên (Sở GD&ĐT, UBND Tỉnh) các chính sách hỗ trợ GV trực phòng thí nghiệm/thực hành ngoài giờ.

+ Xây dựng nội quy hoạt động ngoài giờ của phòng thí nghiệm/thực hành. + Phân công GV trực và hỗ trợ HS tham gia thực hành/thí nghiệm.

+ GV, HS có nhu cầu thực hiện các thí nghiệm/thực hành ngoài giờ đăng ký và lập danh sách báo cáo về cán bộ phụ trách.

+ Tổ chức hoạt động thí nghiệm/thực hành ngoài giờ và vệ sinh, bảo quản trang thí nghiệm/thực hành sau khi kết thúc.

- Xây dựng chế độ bồi dưỡng GV khi thực hiện các hoạt động ngoại khóa. + Nhà trường phát động phong trào ứng dụng kiến thức phổ thông vào thực tế thông qua các hoạt động ngoại khóa.

+ Tổ bộ môn đăng ký hoạt động ngoại khóa ít 1 lần/học kỳ.

+ Lập kế hoạch sinh hoạt ngoại khóa kèm theo đề cương nội dung thực hiện.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện.

- Đoàn Thanh niên phối hợp với Công đoàn cơ sở xúc tiến liên hệ với các trường có điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học tốt và đạt thành tích cao trong các kỳ thi HS giỏi Quốc gia thực hiện các hoạt động giao lưu (thể thao, văn hoá, văn nghệ), lồng ghép tham quan cơ sở vật chất (trang thiết bị công nghệ) và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đổi mới phương pháp, sử dụng PTDH hiệu quả và ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Xây dựng quy chế bắt buộc học tập nâng cao trình độ về ứng dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và NCKH; về kỹ năng sử dụng phần mềm CNTT trong dạy học đối với GV chưa đạt chuẩn về các lĩnh vực này.

+ Thiết kế các mô hình lớp học phù hợp với đặc điểm hoạt động của GV trường THPT Chuyên.

+ Tổ chức lớp học và có biện pháp xử lý đối với GV thiếu chuẩn không tham dự.

- Ban Chỉ đạo phối hợp với Đoàn Thanh niên và Hội Phụ huynh HS tổ chức các cuộc thi NCKH hoặc có tính chất NCKH (sáng kiến cải tiến, sáng tạo kỹ thuật, chế tạo đồ dùng học tập..) quy mô nhỏ ở cấp CLB để mọi HS đều có thể tham gia với những ý tưởng không quá lớn.

+ Chủ nhiệm CLB lập kế hoạch NCKH cho CLB của mình, trình kế hoạch đến Ban Chấp hành Đoàn trường. Ban Chấp hành Đoàn trường phối hợp cùng Hội Phụ huynh HS và GV bộ môn xét duyệt ý tưởng và phê duyệt thực hiện.

+ Ban Chỉ đạo phân công GV hướng dẫn HS phương pháp NCKH bộ môn; Hội Phụ huynh HS và Đoàn Thanh niên CSHCM theo dõi, hỗ trợ các CLB trong quá trình thực hiện các ý tưởng nghiên cứu.

+ Ban Giám khảo chấm kết quả nghiên cứu của HS tại các CLB cũng chính là các giám khảo đã xét duyệt ý tưởng thực hiện nghiên cứu trước đây.

+ Kết quả cuộc thi sẽ được đánh giá trong nội bộ CLB và các kết quả đạt giải cao sẽ là chủ đề để phát triển thành các đề tài NCKH của HS dự thi cấp trường.

- Mỗi GV hàng năm phải thực hiện ít nhất một đề tài NCKH sư phạm ứng dụng hoặc một sáng kiến kinh nghiệm (Quy định tại điều 20 – Thông tư 06/TT- BGDĐT).

+ Đoàn Thanh niên phát động hoạt động NCKH trong GV và HS.

+ Việc thực hiện NCKH của GV tiến hành theo quy trình NCKH hiện hành của nhà trường;

+ Việc NCKH của HS được tiến hành trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt giải cao ở cấp CLB phát triển lên thành đề tài NCKH. Quá trình này cũng được tiến hành theo quy trình NCKH hiện hành của nhà trường;

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- Hoạt động thao giảng được đánh giá theo quy định.

+ Hoạt động dự giờ không báo trước nhằm nâng cao công tác chuẩn bị, tu chỉnh bài giảng của GV nên không đánh giá đạt hay không đạt mà chỉ ghi nhận và góp ý về các nội dung kiểm tra để GV điều chỉnh, uốn nắn trong tiết dạy sắp tới tốt hơn.

+ Mỗi GV có thể được dự giờ không báo trước nhiều lần hoặc không. - Căn cứ trên đăng ký tiết giảng của GV ở các tổ bộ môn, Ban Giám hiệu phân công thành viên tham dự và ghi nhận hoạt động của GV thực hiện, làm cơ sở để bình xét thành tích thi đua và các vấn đề khác.

- Vì đây là cơ sở dữ liệu mạng, một phần được hiển thị trên website. Do đó, GV và HS dễ dàng kiểm tra và đánh giá mức độ cập nhật thông tin trên website trường.

+ Đối với cơ sở dữ liệu của nhà trường, kết quả cập nhật bổ sung thông tin được xác nhận qua báo cáo công tác hàng tháng của nhân viên quản trị mạng. Cán bộ Hành chính nhà trường chịu trách nhiệm kiểm chứng các nội dung của báo cáo để đánh giá kết quả làm việc hàng tháng.

- Ghi nhận hoạt động của GV, HS tham gia thực hành đã đăng ký.

+ Theo dõi thành quả hoạt động của phòng thí nghiệm/thực hành ngoài giờ thông qua kết quả học tập, NCKH của GV, HS đã tham gia.

+ Sơ kết quý, 6 tháng và tổng kết năm về hiệu quả hoạt động ngoài giờ của phòng thí nghiệm/thực hành.

- Sau mỗi đợt thực tập ngoại khóa về ứng dụng kiến thức phổ thông vào thực tế, nhà trường tổ chức để HS báo cáo lại nội dung đã được học và kết quả áp dụng thực tế làm cơ sở để đánh giá tính hiệu quả, rút kinh nghiệm trong các đợt tiếp theo.

- Mỗi năm học cần thực hiện ít nhất 2 đợt tham quan và đảm bảo tất cả các tổ bộ môn phải được tham gia ít nhất 1 lần.

+ Mỗi tổ bộ môn phải tổ chức họp trao đổi thông tin đã được tiếp nhận và ứng dụng vào hoạt động dạy học của bộ môn.

- Cuối mỗi học kỳ, nhà trường phối hợp với bộ môn tiếng Anh hoặc bộ môn tin học kiểm tra năng lực ứng dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và NCKH; kỹ năng sử dụng phần mềm CNTT trong dạy học của GV tham gia lớp học.

- Định kỳ hàng tháng, chủ nhiệm CLB báo cáo về Ban Chấp hành Đoàn trường về tiến độ thực hiện và các kết quả đã đạt được.

+ Ban Chấp hành Đoàn trường, kết hợp với Hội Phụ huynh HS kiểm tra hoạt động nghiên cứu của các CLB ít nhất 01 lần trong 3 tháng.

+ Kết thúc quá trình thực hiện các ý tưởng nghiên cứu của HS tại các CLB, GV cố vấn có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ quá trình nghiên cứu, từ ý tưởng đến khi thực hiện ra kết quả và hướng dẫn HS trình bày báo cáo khoa học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên long an (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w