- GV – GV, GV – HS:
2.3.2. Công tác phát triển cơ sở vật chất
- Đầu tư cơ sở vật chất: năm 2014, trường THPT Chuyên Long An được tỉnh đầu tư đưa vào sử dụng cơ sở mới xây dựng. Trang thiết bị, PTDH được đầu tư hiện đại. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, có đến 39% GV cho rằng: mức độ trang thiết bị, PTDH chưa kịp thời, số lượng cùng loại ít, chất lượng thiết bị chưa tốt. Bên cạnh đó, việc sử dụng trang thiết bị, PTDH là một vấn đề khó khăn đối với GV nhà trường nói chung. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng trang thiết bị, PTDH được thống kê qua bảng 2.14 sau:
Bảng 2.14: Những khó khăn khi sử dụng trang thiết bị, PTDH của GV trường THPT Chuyên Long An.
TT Khó khăn của GV %
GV Ghi chú
01 Chưa được tập huấn, huấn luyện sử dụng 83 02 Sợ hư hỏng trong quá trình sử dụng, nhất là khi có
học sinh tham gia 68
03 Trang bị chưa kịp thời, chất lượng thiết bị không tốt 39 Công nghệCNTT, 04 Chủng loại ít, HS sử dụng không đủ 35
05 Mất nhiều thời gian, trễ giáo án 33
06 Ngại sử dụng thì thiết bị quá hiện đại 18 07 Khó khăn về chi phí mua vật tư, dụng cụ 18 08 Không mang lại nhiều hiệu quả vì quá ít (đối với
dụng cụ thực hành) 15
Qua bảng 2.14 cho thấy, có đến 83% GV cho rằng chưa được tập huấn, huấn luyện sử dụng các trang thiết bị dạy học mới đầu tư. Đây là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc GV cảm thấy khó khăn trong sử dụng các trang thiết bị dạy học của nhà trường, đó là: sợ hư hỏng trong quá trình sử dụng, nhất là khi có học sinh tham gia (68%); trang bị chưa kịp thời, chất lượng thiết bị không tốt (39%); chủng loại ít, HS sử dụng không đủ (35%); mất nhiều thời gian, trễ giáo án
(33%); ngại sử dụng thì thiết bị quá hiện đại, khó khăn về chi phí mua vật tư, dụng cụ (cùng 18%) và không mang lại nhiều hiệu quả vì quá ít – đối với dụng cụ thực hành (15%). Như vậy, để cải thiện tình hình sử dụng trang thiết bị dạy học, cần tổ chức ngay các lớp huấn luyện sử dụng các trang thiết bị dạy học mới.