- GV – GV, GV – HS:
2.1.1. Đặc điểm, điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh LongAn
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Long An có địa giới hành chính tiếp giáp với TP.HCM và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây, giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam và giáp với Vương quốc Campuchia về phía Bắc. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km.
Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo điều kiện địa lý – tự nhiên, Long An thuộc cả vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đây là một trong những tiềm năng quan trọng nhất của tỉnh. Long An có lợi thế về cảng biển, đường sông, biên giới đất liền và đất đai rộng lớn. Nguồn nhân lực dồi dào với gần 1 triệu lao động, trong đó, hơn 50% số lao động đã qua đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quỹ đất phát triển công nghiệp khá phong phú với trên 14.500 ha đang được tập trung đầu tư hạ tầng; vùng nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến rộng lớn, nhiều tiềm năng về thương mại, du lịch còn đang rộng mở…. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Long An là tỉnh có vai trò quan trọng đối với sự tăng
trưởng và phát triển của cả VPTKTTĐPN. Đồng thời, Long An còn được dự báo là địa phương cầu nối, hỗ trợ phát triển cho các vùng kinh tế xung quanh như TP.HCM và ĐBSCL.