1.4.3.1. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ GV trường THPT Chuyên
* Nâng cao chất lượng đội ngũ theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp ở mức cao
Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT Chuyên được căn cứ vào Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT, cụ thể là các nội dung sau:
- Giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống. - Phát triển các năng lực trong GV, bao gồm:
+ Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; + Năng lực dạy học;
+ Năng lực giáo dục;
+ Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; + Năng lực phát triển nghề nghiệp.
* Nâng cao chất lượng đội ngũ theo yêu cầu đổi mới hoạt động giáo dục của trường THPT Chuyên, bao gồm
- Từng bước cơ cấu lại đội ngũ GV trong nhà trường một cách hợp lý để tạo điều kiện cho các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Tiến hành các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ: phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; trình độ chuyên môn; năng lực sư phạm; kỹ năng ứng dụng tin học, ngoại ngữ;
- Đổi mới hoạt động tác nghiệp của các tổ chuyên môn: hoạt động giảng dạy, hoạt động NCKH, hoạt động giao lưu – hợp tác ngoài trường, …làm cơ sở để đội ngũ GV từng bước tự nâng cao chất lượng nghề nghiệp.
1.4.3.2. Phương pháp thực hiện và đánh giá việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên
* Phương pháp thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên
Phương pháp thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên được dựa trên các vấn đề:
- Căn cứ vào hệ thống văn bản pháp quy về tiêu chuẩn chất lượng (chuẩn nghề nghiệp) của đội ngũ GV trường THPT và GV trường THPT Chuyên, để:
+ Khảo sát, đánh giá, phân tích chất lượng GV;
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng.
+ Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV phù hợp với tinh thần đổi mới, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường…
- Phân loại, rà soát, kiến nghị điều chuyển, bổ sung nhằm sắp xếp lại đội ngũ GV đủ về số lượng, tốt về cơ cấu, giỏi về chuyên môn – nghiệp vụ.
- Chỉ đạo, phối hợp chỉ đạo, tổ chức nâng cao chất lượng GV thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển phẩm chất chính trị và các năng lực chuyên môn – nghiệp vụ của GV
- Chủ động lập kế hoạch hợp tác với các cơ sở giáo dục có thế mạnh về quan hệ quốc tế, tranh thủ các nguồn viện trợ, học bổng, tài trợ để đưa GV tu nghiệp ở các nước có nền giáo dục THPT tiên tiến.
- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề phục vụ phát triển các năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo chuẩn quy định.
- Xây dựng các hoạt động hội giảng, hội thảo, sinh hoạt học thuật, báo cáo chuyên đề, NCKH, viết báo khoa học.
- Phân công và tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động sinh hoạt, học tập nâng cao chất lượng của các tổ bộ môn trong nhà trường;
- Xây dựng mối hợp tác liên trường trong các hoạt động nâng cao chất lượng GV như hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật chuyên đề, đổi mới phương pháp dạy học…
- Phát động phong trào mỗi GV hướng dẫn ít nhất 01 HS NCKH/năm. - Xây dựng quy chế động viên, khuyến khích GV tích cực NCKH, viết bài báo KH, tham gia các diễn đàn khoa học trên mạng, trên báo…
- Hướng dẫn thực hiện kế họach tự bồi dưỡng năng lực cá nhân
* Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên Việc đánh giá, xếp loại và tiến hành các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên được thực hiện hằng năm vào cuối năm học. Quy trình đánh giá và phương pháp đánh giá thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT.
Phương pháp đánh giá, xếp loại GV:
- Việc đánh giá GV phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm. Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.
- Việc xếp loại GV phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:
a) Đạt chuẩn:
+ Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.
+ Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.
+ Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.
Quy trình đánh giá, xếp loại: Quy trình đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:
- Bước 1: GV tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 1 – Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT);
- Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 2 và 3 – Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT);
- Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại GV (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 4 – Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT); kết quả được thông báo cho GV, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
1.4.3.3. Hình thức tổ chức việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên
Do đặc thù về thời gian hoạt động của GV, HS trường THPT Chuyên nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV cần được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau:
- Trực tiếp, gián tiếp:
+ Hình thức trực tiếp như tham gia thao giảng, báo cáo tham luận khoa học, tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các đề tài NCKH …
+ Hình thức gián tiếp như tham dự các hội thảo, hội giảng, dự họp hội đồng khoa học, hướng dẫn HS NCKH, nghiên cứu thông tin, tư liệu khoa học chuyên ngành…
- Ngắn hạn, dài hạn:
+ Hình thức dài hạn như tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học, sáng tạo KHKT, học tập nâng cao trình độ (TS, Ths, văn bằng 2), tập huấn kiến thức mới (bồi dưỡng lý luận chính trị, đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học…) …
+ Hình thức ngắn hạn như viết báo, đăng tin khoa học trên tạp chí giáo dục hoặc tạp chí chuyên ngành, nghiên cứu chuyên đề, tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn…
- Cá nhân, tập thể:
+ Hình thức tập thể như: thực hiện nghiên cứu tham gia hội thao – hội giảng, khoa học, tham luận, tập huấn chuyên môn…theo nhóm chuyên đề, tổ chuyên môn hoặc nhóm GV.
+ Hình thức cá nhân như: viết báo khoa học, nghiên cứu đề tài khoa học (độc lập), sáng kiến kinh nghiệm, học tập nâng cao trình độ…