CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA KIỀU
3.1.Truyện Kiều, một công trình văn hóa tổng hợp.
không còn nghi ngờ gì nữa, trải thăng trầm của lịch sử sống trong nhân dân, TK cũng có nhiều tao đoạn "Nổi chìm kiếp sống lênh đênh", nhưng địa vị số một của nó trong nền văn hóa, văn học khiêm tốn của dân tộc ta thì ngày càng sừng sững. Theo nhà nghiến cứu văn học Nga Niculin thì sự khác nhau về chất lượng giữa hai tác phẩm (KVKT và Đoạn Trường Tân Thanh) "Không phải chỉ ở chỗ thiên trường ca của Nguyễn Du viết theo thể lục bát đặc thù của thơ ca Việt Nam với cái âm hưởng đặc biệt của nó, mà còn ở chỗ Nguyễn Du dựa trên truyền thống thơ ca Việt Nam và đã sử dụng rất nhiều hình ảnh của ca dao mà sáng tạo ra một hệ thống hình tượng riêng, độc đáo và phong phú màu sắc. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến cho thiên trường ca tác động vào tình cảm của người đọc một cách mạnh mẽ" [82,1012].
Rơnê Crayxắc, nhà thơ, nhà văn Pháp, từ đầu thế kỉ XX đã cho rằng "Một nhà văn sĩ, làm có một quyển thơ mà tiêu biểu được cả tâm hồn nòi giống của mình, cất lên những giọng thiết tha cảm động như thế, thì vẻ vang sung sướng biết chừng nào!" [82,977].
Hai nhà nghiên cứu văn học của Viện văn học Trung Quốc là Lưu Thế Đức và Lý Tu Chương cũng công nhận là trong số các tác phẩm mà các tác giả Việt Nam mượn đề tài trong
111
các tác phẩm văn học Trung Quốc để cải biên hoặc sáng tác lại thì TK của Nguyễn Du là xuất chúng. Họ cũng công nhận Nguyễn Du đã vận dụng hình thức thơ lục bát một cách nhuần nhuyễn đã đạt tới đỉnh cao của sự tuyệt mĩ và hoàn chỉnh [82,1024].
Trong lời tựa "tựa Nguyễn Du - Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện", Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã dẫn lời bình của Phan Thạch Sơ "Hữu Minh nhất đại vô song kĩ, Đại Việt thiên thu tuyệt diệu từ" (Nhà Minh có người kĩ nữ vô song, nước Đại Việt có áng văn tuyệt vời) [83].
Đào Duy Anh trong cuốn Khảo luận về Kim Vân Kiều đã khảo sát khá kĩ về những phương diện tạo nên chất thơ của TK. Ông thông cảm với nhà thơ khi viết thiên truyện toàn bằng lục bát "Là lối văn tuy nhịp nhàng nhẹ nhõm, nhưng thiếu vẻ biến hóa uyển chuyển, nên dùng lâu dễ nhàm". Và "nhờ bản năng linh diệu của thi sĩ ông đã tìm được những âm điệu khá phong phú" có thể "mê hoặc" lòng người. [82,395, 397].
Nguyễn Lộc cho rằng "Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, thể lục bát trong TK thiên biến vạn hóa". Và "Câu thơ TK dường như chữ nào cũng óng ánh. Nó vừa thỏa mãn được tình cảm vừa thỏa mãn được trí tuệ, lại vừa thỏa mãn được mĩ cảm của người đọc" [82, 785].
Để có thơ (có đối) thì phải "Cái khó của việc học làm thơ làm đối là trong bụng phải thông vạn kinh sách, dưới mắt phải nhìn ngắm mấy vạn núi non tươi đẹp, trên đời phải lịch duyệt mấy trăm vạn nhân vật cổ kim, trong cõi phải trải mấy trăm vạn sự biến đổi, rồi sau mới hiểu, mới thấu, hướng mới ra, chí mới cao, khí mới mạnh và lời thơ, lời đối từ đó mới toát ra tuyệt diệu" (Tựa tập Mai nham thi thảo - Trần Bích San).
Chính vì thế mà khi đọc TK " cả dân tộc tự nhận ra mình, tự khám phá tâm hồn, tính cách và sức mạnh của mình trong những câu Kiều đầy chất nhân văn" [55, 67].
Trần Đình Sử với nhãn quan thi pháp học nhiều năm nghiên cứu Thi pháp TK chỉ ra chất thơ trong TK trước hết là "ở trong cảnh vật", "Cảnh vật là phương tiện nội tâm hóa", "Các bức tranh phong cảnh vừa thể hiện tâm trạng nhân vật vừa vẽ ra một khung cảnh nên thơ lạ lùng và ngay cả trong những câu thơ tả sự đổi thay (Kể tự sự) cũng đầy chất thơ: Dưới trăng quyên đã gọi hè, Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông".
112
Chất thơ TK toát ra từ sự miêu tả trực tiếp tình cảm cá thể của nhân vật, thể hiện những cảm nhận đậm đà chất thơ trong cuộc sống tâm hồn con người. Chất thơ trong TK còn toát ra từ lời văn và cấu trúc tự sự, độc thoại nội tâm.
Vì vậy mà chất thơ được kết tinh và nổi bật - trở thành khúc nam âm tuyệt xướng. Khả năng chuyển văn xuôi sang lĩnh vực thơ ca của thi sĩ Nguyễn Du thật kì diệu. một vài đoạn đối sánh sau đây sẽ là minh chứng cho văn tài của "Người thơ".
Sau khi gặp "nàng" trong buổi du xuân, choáng váng trước tiếng sét ái tình, chàng rơi vào trạng thái "đứng không vững vàng, ngồi không yên ổn". Đoạn này, văn xuôi của KVKT chỉ viết vẻn vẹn một câu: "Hẩng nói Kim Trọng từ khi gặp hai cô gái về nhà thì kinh sử lười xem, cơm nước ít dùng, ngồi si suốt buổi, trằn trọc suốt đêm, chỉ ước ao gặp hai cô Kiều mà chưa có kế sách gì cả" [85,61]. Nỗi sầu nhớ này Nguyễn Du phải dùng tới 30 dòng thơ và sáng tác thêm hai chi tiết cần sáng tác cho đúng với tâm trạng của người đang yêu: Trở lại thăm nơi gặp nhau, đến trước nhà Kiều mà ngao ngán "Thâm nghiêm kín cổng cao tường, cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh". Nếu TTTN kể kết quả của nỗi nhớ thì Nguyễn Du đi sâu vào tấm lòng, nhấn mạnh cảm giác của nhân vật.
Cho hay là giống hữu tình
Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong! (...)
Mấy lần cửa đóng then cài
Đầy thềm hoa rụng biết người ở đâu"
Chất thơ rung lên từ hành động tưởng như "mộng du", "thừa thãi", "lẩn thẩn" nhưng lại rất phù hợp với logic tâm trạng của người đang yêu. Người bình thường thì không ai dại gì "đến nơi kì ngộ" vì làm gì nàng còn ở đấy, đến đây lại ngơ ngác trước "Cỏ mọc xanh rì", "Nước ngâm trong vắt" rồi lại ngơ ngác quay về sống trong mơ tưởng. Rồi lại "Xăm xăm đè nẻo lam Kiều lần sang"! song, những người bình thường ít nhất trong đời cũng có một vài lần không bình thường như chàng Kim. về tâm trạng này, ca dao người Việt có đủ tất cả các công thức mang ngữ nghĩa nghệ thuật gọi là "buồn nhớ người yêu" của "giống hữu tình" và phải là "Giống hữu tình":
113
-"Yêu mình chẳng lấy được mình
Tựa mai mai ngả tựa đình đình xiêu "
-"Sen xa hồ sen khô hồ cạn
Liễu xa đào liễu ngả đào nghiêng
Anh xa em như bển xa thuyền
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng biết mấy niên cho tái hồi"
-"Đêm qua ba bốn lần mơ
Chiêm bao thì thấy dậy rờ chiếu không "
"Đêm qua gió bấc mưa dầm Đèn lầm với bóng, bóng lầm với anh "
"Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giở nhớ ai"
-"Đêm nằm lưng chẳng bén giường
Trông trời mau sáng ra đường gặp nhau”
-"Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ" ...
Đúng là sức mạnh của ái tình thật kỳ diệu, nó làm cho kẻ trong cuộc phải " điêu đứng". Từ đứng không vững vàng, ngồi không yên ổn đến "lưng chẳng bén giường", đến cả quên ăn mất ngủ, đến mắc vào luẩn quẩn hết sức đáng yêu:
114
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết là thuốc dấu hay là bùa yêu
Làm cho thiếp phải nhiều điều xốt xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cửa quên nhà
Làm cho quên cả đường ra, lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên trăng dưới nước, quên sao trên trời"
Ba mươi dòng thơ Kiều đã dẫn như hiện thân của nỗi nhớ người yêu truyền thống - cổ điển. Nguyễn Du đã đặc tả với nhiều găm cảm giác: cảm giác thời gian "nhất nhật bất kiến như tam thu hề" (Xin cho thấy mặt nhau liền, Một nhìn những mấy thuốc tiên không bằng- Ca dao), cảm giác ngăn cách "khóa kín", "thâm nghiêm kín tường ... dứt đường chim xanh, cảm giác bị người ngoài xa lạ bỏ rơi không hiểu mình, cảm giác bị tưởng tượng mông lung không đâu vào đâu, cảm giác ngập tràn nỗi nhớ "hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình". Đặc biệt là cảm giác cô đơn lạnh lẽo là cảm giác thường có của người đang yêu đang nhớ...
Hay đoạn dài trong KVKT mà TTTN dành gần hết một hồi truyện (hồi XIU) để tả cuộc chia tay giữa Thúy Kiều với Thúc Sinh khi tiễn Thúc về thăm vợ cả. Cuộc đưa tiễn và chia tay đựoc TTTN mô tả hết sức chi tiết và hết sức "quyến luyến", "bịn rịn", đầy nước mắt, thơ phú lai láng. Có thể tóm như thế này: Thúy Kiều bày rượu, Thúc Sinh làm thơ, Thúy Kiều họa 10 bài, rồi ca hát, cuối cùng hai người lên giường, chính là lúc đào thơm mận chín, ái ân mặn nồng không dứt. Mây mưa lai láng, tình cảm tràn trề, mãi tới canh năm mới tàn cuộc. Trời sáng rõ, Thúc Sinh rửa mặt chải đầu chưa xong thì ngựa xe đã giục lên đường. Lúc này Thúc không thể lưu luyến được nữa, đành chỉ nói hai chữ "giữ mình" rồi rưng rưng nước mắt mà đi. Thúy Kiều tiễn ra ngoài cửa, chợt thấy Thúc Sinh và các bạn chàng kéo đến tiễn đứa. Vì thế Thúy Kiều không theo tiễn xa được, chỉ đứng sau bình phong gạt lệ mà thổi. Thúc Sinh đưa hành lí ra, xong lại quay vào nói với Thúy Kiều "Tôi đi đây! Nàng chớ nên buồn phiền nhé" vừa nói vừa
115
vái dài một vái, nước mắt chảy ròng ròng khắp mặt. Thúy Kiều không thể đáp lại một lời nào, cũng chỉ châu lệ chứa chan đầy mặt mà thôi [85].
Mặc dù có bịn rịn, có thơ phú, có ròng ròng nước mắt tiễn đưa nhưng ấn tượng chung, đây là một cuộc chia tay của hai người bạn văn nhân chứ không phải của hai vợ chồng. TTTN đã cố tạo ra khung cảnh lâm li, sướt mướt nhưng chất thơ khó thoát (dù rất nhiều thơ được làm ra). Còn Nguyễn Du đã dùng 28 dòng thơ mà tiếng thơ vừa ai oán vừa lưu luyến thi vị vừa bàng bạc chất thơ cổ điển của những cuộc chia tay muôn thủa của đôi vợ chồng trẻ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai (Chinh phụ ngâm khúc)
- Chàng về để áo lại đây
Để khuya em đắp gió tây lạnh lùng
- Người về em những khóc thầm
Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa (Ca dao)"
Tiễn đưa một chén quan hà
...
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường"
Cũng là cuộc chia tay, nhưng là một cuộc chia tay đầy dự cảm bất trắc. Có thể nói là một chia ly thật đẹp trong các cuộc chia ly. Đọc đoạn thơ ta thấy, cảm nhận được cảm giác chia phôi khi tiễn biệt "Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình", ở cảnh sông nước cách chia, ở sự ngăn trở của quan ải, lên ngựa dứt áo, hình ảnh "Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san", người chinh phu khuất lấp dần trong bụi hồng, ngàn dâu, hình ảnh vầng trăng xẻ đôi nghiệt ngã . . . Tất cả đều gợi cảm giác chia phôi, lẻ loi, lạnh lẽo và đớn đau "Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường" còn cả một lỗi âu lo canh cánh thường trực cho cả kẻ đi và người ở. Ai cũng có thể gặp bất trắc vì "muôn dặm một mình xa xôi", vì "chiếc bóng năm canh". Đây là một cuộc chia tay
116
đã được đem làm bài học cho thế hệ trẻ (Văn 10), vì nó đằm sâu nhân tình, nó lai láng chất thơ toát lên từ chỗ "đằm sâu" nhân tình đó. Đọc những câu cuối đoạn thơ, bất giác ta nhớ cảm giác sợ hãi của cô gái xưa trong câu ca dao:
"Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương"
Như vậy sự am hiểu lịch lãm tinh tường truyền thống văn hóa dân tộc đã giúp nhà nghệ sĩ Nguyễn Du làm nến hồn cốt cho những câu thơ "đậm chất nhân văn" sống mãi với đời.
Chẳng những thế, chất thơ trong Kiều còn ngân lên từ những cảnh rất đời thường - rất văn xuôi. Ví dụ: Cái nhìn đầy chất thơ của Thúy Kiều trong lần đầu tiến gặp Kim Trọng. Một cái nhìn thật đậm nét văn hóa Việt "Thấy anh như thấy mặt trời, Chói chang khó ngó trao lời khó trao". Nàng Kiều đã không nhìn thẳng mà liếc nhanh rồi nhìn xuống "Hài văn lần bước dặm xanh, Một vùng như thể cây quỳnh cành giao". Hồn người, tình người, chất thơ giữa đời thường bay lên từ những bước đi của vãn nhân. Đấy là một xúc cảm đầy thơ mộng của một tâm hồn Kiều nhạy cảm, tinh tế. Qua một cái nhìn, chỉ bằng một cái nhìn Kim -Kiều như đã là của nhau, thuộc về nhau, để rồi sau này Thuý Kiều "Nghe lời sửa áo cài trâm, Cúi đầu lạy tạ cao thâm nghìn trùng". Văn hóa Việt Nam là thế, cái đẹp Việt Nam là thế.
Một nhà thơ Nga có nói chất thơ không phải là cái thuần túy đối lập hoàn toàn với văn xuôi mà cái tỏa sáng trên chất văn xuôi. Những câu thơ nói chuyện đời thường như miêu tả sự đổi thay của thời gian, tiết trời cũng đậm đà chất thơ:
Lần lần ngày gió đêm trăng
Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua,
hay:
Dưới trăng quyên đã gọi hè, Đầu tường lửa lựu lập hè đâm bông,
hoặc:
117
Đào đà phai thắm, sen vừa nảy xanh,
và:
Sân ngô cành bích đã chen lá vàng,
Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô.
Hai cặp câu thơ đầu bàng bạc ý thơ cổ, nhưng đều gợi một cảm giác mênh mang, rộng mở khoáng đạt "ngày gió đêm trăng", "dưới trăng quyên đã gọi hè "; màu sắc thay đổi và sự chuyển mùa được gợi bằng ấn tượng - cảm giác "thưa hồng rậm lục". "Lửa lựu lập loe" cũng là một ấn tượng mạnh như bung ra, cháy lên, như giục giã mời gọi tràn đầy sức sống. Các câu khác vừa gợi được cả thời gian và ý thức về thời gian. Dòng thời gian trôi đi như nó vẫn trôi, khi con người cảm thấy: đào đã phai thắm, sen nảy xanh, cành bích chen lá vàng, một vài lá ngô rụng thì cuộc sống - thời gian đã đổi thay
3.1.2 Ngày nay ánh sáng thi pháp học hiện đại đã chiếu rọi vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo văn chương. Dưới ánh sáng của thi pháp, Đoạn Trường Tân Thanh được nhìn nhận như một tiểu thuyết với tất cả các đặc trưng của tiểu thuyết. Trước đó người ta đã chấp nhận nó là một truyện thơ.
Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến cho rằng, trong tiểu thuyết giữa các tác giả và nhân vật chính không còn khoảng cách. Quan hệ giữa người viết và nhân vật là một quan hệ thân mật, thân tình thậm chí suồng sã. Thứ hai là cách kể của tiểu thuyết là cách kể hòa vào các nhân vật và thế giới riêng của chúng, kể về nhân vật bằng ngôn ngữ riêng của chính nó, tiết tấu của nó. Nhà văn Xô Viết Antônov nói "Người viết tiểu thuyết dường như "trao ngòi bút cho nhân vật để nhân vật tự viết lấy với giọng điệu riêng của chính nó".
Thành tựu nghiên cứu về thi pháp TK cho phép chúng ta xem TK như một tác phẩm tiểu thuyết, cố nhiên, cách tả cảnh, tả người, lời văn, bố cục cốt truyện của TK phản ánh chịu sự chi phối của mĩ học truyền thống của văn học trung đại. Điều đặc biệt là Nguyễn Du đã tiếp cận nhân vật Thúy Kiều từ quan điểm tiểu thuyết, thi sĩ đã vừa ở trong quy phạm lại vừa bứt phá quy phạm, Nguyễn Du đã quá thân mật với cô Kiều khi tả cô nàng tắm "Rõ ràng trong ngọc...”
Nhà nghiên cứu Trần Đình sử, bằng cái nhìn thi pháp học đã phân tích Đoạn Trường Tân Thanh ở tất cả các bình diện của một tiểu thuyết từ mô hình cốt truyện đến phong cách tự sự
118
đặc sắc của TK và cũng khẳng định "cốt truyện TK là một cốt truyện của thể loại tiểu thuyết" [75, 204].
Cuốn "tiểu thuyết" của Nguyễn Du đã nhằm trúng tọa độ hay nói đúng hơn là vẫn nằm