của hai tác phẩm. về mặt thể loại cả hai đều là tiểu thuyết nhưng hình thức ngôn từ thì không giống nhau (một bên là văn xuôi, một bên là văn vần. Do đó khả năng so sánh tương đồng loại hình không được tính đến. Tuy khác loại hình nhưng có thể đối sánh ở góc độ văn hóa, tức là
45
nhìn ở mặt giá trị thẩm mĩ của việc vận dụng ngôn ngữ của dân tộc trong quá trình xây dựng hình tượng nghệ thuật và khả năng phát triển làm giàu ngôn ngữ từng dân tộc. Đây cũng không phải đối tượng chính mà luận văn khảo sát. Nó là đối tượng nghiên cứu của các ngành ngữ học.
Những đặc điểm riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ của cá nhân trong sáng tạo văn học là đối tượng tìm hiểu của phong cách ngôn ngữ cá nhân. ở đây là phong cách sáng tạo văn học chứ không phải của ngôn ngữ học.
Đối với các tác phẩm dịch (như KVKT) thì việc khảo sát chỉ có tính chất tương đối, tham khảo. Vì mỗi ngôn ngữ đều có những đặc trưng riêng. Khi chuyển dịch khó mà chuyển hết được nội hàm ngữ nghĩa của từ ngữ bản địa. Đồng thời phải chấp nhận hiện trạng có nhiều bản dịch khác nhau, có khi chỉ dịch được thoát ý mà thổi.
Trên đây đã nói (mục 1.2.1), cách kể của TTTN là cách kể của văn xuôi, của tiểu thuyết chương hồi. Cái nhìn văn xuôi cho phép nhìn cuộc sống một cách thật cụ thể. Nhưng TTTN đã quá lạm dụng (đây cũng là căn bệnh chung) khi mô tả dẫn đến cái nhìn tự nhiên chủ nghĩa (sẽ nói ở chương sau). Và việc kể lể rườm rà, trùng lặp vô hồn chỉ có tính chất nhiều lời ít ý là hệ quả tất yếu.
Mượn KVKT, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng văn liệu Trung Quốc, điển cố các phép đối, các từ chỉ màu sắc ... là điều dễ hiểu. Nhưng đọc TK thì người đọc Việt Nam không mấy khó khăn lắm trong việc tiếp nhận các yếu tố trên. Vì Nguyễn Du đã tiếp biến một cách sáng tạo. Đặc biệt ông chú trọng ngôn ngữ độc thoại nội tâm dưới hình thức nửa trực tiếp là một hiện tượng nghệ thuật mới mẻ một cách linh hoạt, các phép tu từ được sử dụng theo phong cách riêng nhất quán góp phần tạo nên phẩm chất mới của ngôn ngữ văn học tiếng việt. Các chữ "chút", chữ "ai", chữ "thân", chữ "lòng", chữ "tâm"...là những ví dụ như vậy.
Một đối sánh sau đây sẽ thấy được sự sáng tạo của phong cách Nguyễn Du.
Sau khi lên ngựa rẽ lối khác vì chẳng còn gì để nói với hai nàng Kiều hôm du xuân, rồi từ Liêu Dương sang thuê được cái hiên lãm Thúy thì tâm trạng của Kim Trọng chỉ được kể trong có một câu "nhắc lại Kim Trọng từ hôm gặp hai nàng trở về ngày đêm tơ tưởng, muốn gặp hai nàng lần nữa nhưng không tìm ra kế sách gì". Còn Nguyễn Du thì viết tâm trạng ấy thành một đoạn thơ nổi tiếng:
46
"Buâng khuâng nhớ cảnh nhớ người,
Nhớ nơi kì ngộ vội dời chân đi.
Một vùng cỏ mọc xanh rỉ,
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu.
Gió chiều như giục cơn sầu,
Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu.
Nghề riêng nhớ ít tường nhiều
Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang"
Một đoạn thơ toàn dùng từ ngữ thuần Việt, điển cố Lam Kiều đã rất quen thuộc với Việt Nam.
Tiểu kết: Như vậy nhìn trên đại thể thì KVKT chỉ là cái khối nguyên liệu, là những cái phôi ban đầu để Nguyễn Du nhào nặn, đẽo khắc, tô vẽ, mài chuốt thành TK toàn mĩ. Nói như thế là vì, nếu một tác phẩm đã hoàn thiện toàn mĩ rồi thì không thể sáng tạo được nữa, không còn "đất" cho kẻ đến sau. Giá trị của KVKT là sự gợi ý, và thực sự nó đã gợi hứng, cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du nhất là ở đề tài người phụ nữ ca kĩ, đề tài về mối tình Kim -Kiều ... để đến Nguyễn Du nó vút lên thành tiếng Đoạn trường.
Bản thân TK không đơn thuần là một tác phẩm văn học, nó là một công trình văn hóa tổng hợp chứa nhiều giá trị. Các ngành ngôn ngữ, thơ ca, nhạc, họa, văn đều tìm thấy ở TK đối tượng của chính mình. Nó là một hiện tượng siêu văn học. Sự sáng tạo của Nguyễn Du, thành tựu TK là bước đi hợp qui luật của truyền thống văn hóa dân tộc, do đó "mọi sự đánh giá bất công đối với Kiều đều phản lại sự thật đời sống, đều xa lạ với quan điểm của nhân dân" (Lê Đình Kị).
47
CHƯƠNG 2: TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT TRONG TRUYỆN KIỀU QUA ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN.