2.3.1.Triết lý TK là triết lý nhân dân.

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 58 - 71)

KIỀU QUA ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN.

2.3.1.Triết lý TK là triết lý nhân dân.

Hữu Sơn trong bài nghiên cứu Tiếp nhận TK của Nguyễn Du trong sự so sánh với KVKT của TTTN, rằng: "Việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu so sánh văn bản giải mã đặc điểm sáng tạo trong sự chuyển hóa từ loại hình văn xuôi tự sự tới thi ca, từ tiểu thuyết chương hồi vốn nghiêng về sự kiện tới loại truyện thơ với ưu thế phân tích, khái quát, nhấn mạnh yếu tố tâm lý tâm trạng; và đặc biệt là sự chuyển tải nội dung tâm hồn dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, lối cảm lối nghĩ dân tộc...sẽ góp phần phát hiện sâu sắc, khách quan, khoa học hơn giá trị TK - những cống hiến đích thực là của Nguyễn Du"[82,936].

Tại hội thảo văn hóa và chiến lược văn hóa do Bộ văn hóa thông tin, Tuần báo văn nghệ - Hội nhà văn và Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật cùng phối hợp tổ chức ( ngày 7/3/ 1998 ), nhà thơ Huy Cận đã nói thẳng rằng:

Tôi sẵn sàng đánh nhau với bất kể ai đó (tất nhiên là ở... ngoài hành lang ) nếu họ dám

khẳng định là văn hóa dân tộc ta không có tư tưởng triết học. Đã có không ít nhà khoa học mắc

vào sự nhầm lẫn tai hại này khi bàn về văn hóa. Tư tưởng triết học của ông cha ta là không

thần thánh hóa, cũng không bí ẩn hóa, mà luôn luôn bám sát thực tế cuộc sống. Khống bám sát

thực tế, không xuất phát từ chính thực tế cửa mình, chúng ta sẽ không thắng được Nguyên

Mông, không thắng được Pháp, Mỹ và cũng không có được cái gì gọi là bản sắc văn hóa dân

tộc mà chúng ta đang bàn tới ở đây. Vậy nên muốn bàn cho thấu đáo về văn hóa, chúng ta phải

đứng trên tư tưởng triết học này. [II 1, 69 ]

Số phận đặc biệt của TK đã đưa Nguyễn Du, nhà văn hoá, nghệ sĩ, nhà tư tưởng về với nhân dân cùng nhân dân mình, dân tộc mình đến với nhân loại. Có một hằng số lịch sử không thể vượt qua ấy là vì TK đã thuộc về nhân dân, dân tộc, thuộc về lịch sử. Là vì ngót hai trăm năm nay, nhân dân , thậm chí nhân loại, đã đọc thấy những "nội dung tâm hồn" của mình, của dân tộc mình, lối cảm, lối nghĩ của chính mình; tìm thấy sắc diện " bản lai diện mục" của chính mình "Mà trong lẽ phải có người có ta".

59

Đúng là đọc TK là đọc tâm hồn dân tộc, đến với TK là đến với hồn dân tộc: "Giá đem lòng tôi, tôi đọc Nguyễn Du, Có phải đã hiểu nhân dân mình thêm chút nữa" (Đọc Kiều - Chế Lan Viên ).

Chủ quan của chúng tôi thấy gợi ý của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn có độ mở rất lớn, nhiều hứa hẹn, dù đã có nhiều công trình về TK, song nó vẫn vẫy gọi nhiều cồng trình có quy mô hơn nữa. Dung lượng của luận văn Thạc sĩ chỉ có thể chấp nhận " mèo bé bắt chuột con". Tuy vậy, chúng tôi rất muốn tìm hiểu khám phá những sáng tạo- cống hiến của Nguyễn Du ở một công trình khác, khi điều kiện cho phép.

Chúng tôi nhất trí với nhà thơ Huy Cận ở điểm: Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa mang tư tưởng triết học, có tính triết học, và là một thứ triết học rất thực tế. Tư tưởng ấy xuất phát từ thực tiễn hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc Việt trong trường kỳ lịch sử có thể gọi là oanh liệt của chúng ta. Cũng từ quan điểm thực tiễn, thực tế mà khả năng " vận dụng, lắp ghép" được người Việt phát huy thành tài năng tài trí Việt Nam. Sáng tạo của Nguyễn Du là một minh chứng.

Vậy là muốn hay không, luận văn của chúng tôi phải đặt ra và "bàn" đến vấn đề triết lý triết học của văn hóa người Việt trong Truyện Kiều. Chúng tôi hiểu rằng, khoa triết học, vấn đề triết lý không hề đơn giản, nhất là triết lý thực tế của người Việt đang là vấn đề được nhiều người quan tâm (kể cả những học giả nước ngoài).

Nghiên cứu về triết lý trong TK, các nhà khoa học đã đi tìm dấu vết của các tư tưởng Nho, Phật, Lão và họ đã thành công?

Trần Trọng Kim cho rằng: "...quyển truyện ấy chính là quyển sách giải diễn cái thuyết nhân quả của nhà Phật rất rõ ràng. Từ đầu đến cuối, cái lý thuyết ấy trùm hết các việc xảy ra trong một đời nàng Kiều." [82, 273 - 279].

Cách làm của Trần Trọng Kim đã bộc lộ cái nhìn đơn giản đối với một vấn đề khá phức tạp, vì thế tính thuyết phục chưa cao.

Cao Huy Đỉnh nhận định rằng: "Vấn đề là TK nhuốm màu đạo Phật, nhưng đạo Phật không còn thuần túy và cũng không phải là chủ yếu ở trong TK" [82, 552 ]. Sau khi phân tích "triết lý đạo Phật trong TK", Cao Huy Đỉnh kết luận: "...Nguyễn Du tự mình phủ định những

60

quan điểm tôn giáo của chính mình và khẳng định một cách chân thành chủ nghĩa nhân đạo tích cực của nhân dân. Đó là mặt chủ yêu trong triết lý của TK , nó ẩn dưới khuôn khổ "mệnh", "nghiệp", nhưng lại đang tìm cách phá tung cái khuôn khổ ấy...,để cuối cùng xác định lại một lần nữa chủ nghĩa nhân đạo tích cực của nhân dân là chân giá trị của TK" [82, 563].

Chúng tôi thấy rằng ý kiến của Cao Huy Đỉnh là có lý. Như ta biết Nguyễn Du chứng ngộ Thiền rất sâu sắc, điều này thể hiện qua bài thơ chữ Hán Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh

thạch đài. Ở bài thơ ấy ông phát biêu nguyên tắc "vô ngôn", "vô tự" của Thiền "Chân kinh là

kinh không chữ". Trong TK, đạo Phật tập trung nhất ở bà vãi Giác Duyên, một bà già từ tâm

như bao lão bà khác có thể gặp bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam, bà cũng chẳng hiểu biết gì mấy về các nguyên lý của đạo Phật. Hành động của vãi Giác Duyên, hành động của một đệ tử cửa Phật không khác gì lắm hành động của một người thường. Hành động của bà là hành động thiết thực theo quan niệm của nhân dân: "Dừ xây chín bậc phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho một người". Bà nhận tiền thưởng của Kiều, rồi đem tiền ấy thuê ngư phủ chờ vớt Thúy Kiều, bà tin vào tướng số theo cách của dân gian: số trời.

Như vậy Phật giáo trong TK là thứ Phật giáo của người dân quê, sẩn sàng hòa nhập với các triết thuyết khác như Nho giáo, Đạo giáo và được cải biến, khúc xạ qua "triết học thực tế", qua tấm lòng nhân ái của chủ nghĩa nhân đạo của nhân dân.

Kiều nhiều lần đi tu nhưng chưa bao giờ nàng tự nguyện, nàng chỉ chấp nhận do hoàn cảnh đã bước đến bước đường cùng : ở nhà Hoạn Thư không được, phải ra Quan Am các, rời Quan Âm các đến Chiêu Ẩn am và sau khi được Giác Duyên thuê người vớt ở sông Tiền Đường rồi nương náu ở am Mây Nước - Vân Thủy Am. Cho nên dù "Phật tiền thảm lấp sầu vùi" cũng như "giọt nước cành dương" không thể dập tắt được lửa lòng của nàng, lòng ham sống của nàng lòng thiết tha với cuộc đời trần thế. Trong không khí nhà chùa tưởng như ngăn cách Kiều khỏi cuộc đời, thế nhưng hễ có dịp là ý thức trần thế lại trỗi dậy:

"Cửa thiền then nhặt lưới mau,

Nói lời trước mặt rơi châu vắng người.

Gác kinh, viện sách đôi nơi, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

61

Đã thế, cuộc đời lại cứ chực sẩn để dẫn nàng đi đến ngày tái ngộ:

"Nạn xưa trút sạch làu làu,

Duyên xưa chưa dễ biết đâu chốn này!"

Quả là chốn bụi hồng cũng màu nhiệm không kém gì "giọt nước cành dương" của nhà Phật!

Chàng Kim Trọng cũng vậy, tha thiết bào chữa tìm mọi cách để được hàn gắn mối tình với ni cô Kiều, chàng đã chứng ngộ đời hơn đạo.

Nguyễn Du đã nghiêng hẳn về triết lý hành động của nhân dân. Thúy Kiều nhờ Từ Hải mà báo ân báo oán "Nạn xưa trút sạch làu làu... tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi", cũng là tuân thủ theo triết lý hành động của nhân dân :

"Ác giả ác báo vần xoay,

Hại nhân nhân hại xưa nay lẽ thường" ( ca dao )

Có thể truyện cổ tích Tấm Cám gây tranh cãi ở chỗ tại sao một cô Tấm đẹp người tốt nết, ngoan hiền, chịu khó chịu thương, lại hành động như thế (trả thù Cám một cách dã man hơn thời trung cổ, giết chết Cám rồi làm mắm gửi cho mẹ Cám ăn và khen ngon).

Có thể lý giải việc Tấm trả thù một cách dã man như thế (theo một số truyện phổ biến) là tất yếu theo luật "hại nhân nhân hại". Nhưng theo chúng tôi đây là một truyện cổ tích, nghĩa là một truyện dân gian truyền miệng. Đã là truyền miệng thì "tam sao thất bản" là dễ hiểu. Cho nên những truyện Tấm Cám đang lưu hành, có thể do một số vùng miền dân cư quá bất bình về hành động - dã tâm mất nhân tính của mẹ con Cám mà trong một phút " no mất ngon, giận mất khôn" đã để cho (hay bắt buộc phải ) cô Tấm đáng yêu hành động (cũng mất nhân tính, chính xác là thiếu nhân tình) như thế. Chúng tôi cũng được biết có một số vùng dân cư người Việt kể chuyện Tấm Cám rằng sau khi đã chịu "hết nạn nọ đến nạn kia", cô Tấm lại được hóa thân thành hoàng hậu thì hết chuyện.

Đây là một vấn đề lý thú. Cái kết để cho Tấm không trả thù có lẽ "đẹp" hơn và phù hợp với quan niệm của người Việt hơn. Vì người Việt vẫn bảo nhau "anh em chém nhau đầu sống không ai chém nhau đầu lưỡi", "máu chảy ruột mềm", "giọt máu đào hơn ao nước lã", "chị ngã

62

em nâng" ... Có thể chuyện Tấm Cám ra đời rất xưa nhưng tính nhân bản của truyện cổ vẫn là một phẩm chất đẹp.

Vả lại, trong TK, nàng Kiều chỉ thay mặt nhân dân trị tội những kẻ làm băng hoại đạo đức nhân phẩm như Tú Bà, Mã Giám Sinh, sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh và những tên đầy tớ "cáo mượn oai hùm" như Ưng, Khuyển.

Dĩ nhiên là nhân dân chấp nhận, trời cũng chấp nhận, bởi xét cho đến cùng theo quan điểm của nhân dân thì trời cũng là ta " Có trời mà cũng tại ta".

Việc tha bổng Hoạn Thư suy cho đến cùng là hợp pháp " đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại và hành động ghen tuông của tiểu thư họ Hoạn dù là " quỉ quái tinh ma" nhưng vẫn là chuyện nữ nhi thường tình "ớt nào ớt chả cay...", chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến cho rằng "Nhà tư tưởng Nguyễn Du đã suy nghĩ bằng trái tim". Ông viết: "Có thể nói đối với nhà tư tưởng Nguyễn Du triết luận là suy nghĩ về cuộc đời đồng thời là cảm khái với cuộc đời" [82,549 ]. Và tác giả kết luận: tác giả TK là một "trí tuệ lớn - trí tuệ của trái tim"[82,550].

Trong bài viết của mình, ông Hoàng Ngọc Hiến cũng cho rằng "Mỗi khái niệm triết học đến soi mình vào tác phẩm này khó mà nhận ra mình trong đó", bởi " ngôn ngữ Nho giáo lẫn với ngôn ngữ Phật giáo, trà trộn với ngôn ngữ mê tín dị đoan". Nhà nghiên cứu cũng khẳng định "triết lý Phật giáo là ngôn ngữ Phật giáo, là những lời giải thích nhưng không phải là ý nghĩa đích thực của nội dung hình tượng tác phẩm". Còn triết lý Nho giáo có phải là triết lý TK không, ông Hoàng Ngọc Hiến cho rằng TK cũng không mang màu sắc Nho giáo. Ông kết luận " Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến và bản chất con người là ý nghĩa đích thực, là bản chất của thế giới hiện tượng được mô tả bằng nội dung hình tượng TK [82, 549].

Chúng tôi cũng nhận thấy dù có ngôn ngữ có hình ảnh của Phật giáo, Nho giáo, của Đạo, của mê tín dị đoan nhưng triết lý trong TK trước sau vẫn là triết lý của nhân dân về cuộc đời trần thế. Ngôn ngữ của các hệ tư tưởng, hình ảnh của chúng xuất hiện trong TK chính là phản ánh những tình cảm dân gian đối với những thành tựu triết học của loài người. V.I Lênin đã từng nói: "Nghệ sỹ có thể khai thác cho mình những điều bổ ích trong mọi loại triết học . . . cho dù là duy tâm"[64, 3]. Nguyễn Du đã đi theo hướng này.

63

Người Việt tuy có lối (thích) tư duy tổng hợp nhưng ít khái quát những sản phẩm của tư duy thành những học thuyết tư tưởng không có những "tập" đại thành về tư tưởng. Mà thường giỏi về khoa tiếp biến tức khả năng vận dụng và tài lắp ghép. Không phải ta không có người tài mà nói như Nguyễn Kiến Giang «...do hoàn cảnh địa lý và văn hóa của nước ta nằm giữa hai bóng cây khổng lồ về tư tưởng trùm phủ lên đất nước xưa khiến cho các "cây tư tưởng" của ta bị cơm nắng»[34,33]. Hơn nữa, nói như GS Trần Đình Hươu "Người Việt không có tâm lý kiên thành cuồng tín tôn giáo mà cũng không say mê tranh biện triết học [78,240]. "Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế thế giới bên kia...Nhưng về tương lai, họ chỉ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về)" [78,248].

Chúng tôi cũng mạnh dạn trình bày cách hiểu của mình về quan điểm của nhân dân. Điều dễ nhận thấy là quan điểm của họ bộc trực khỏe khoắn và thực tế hồn hậu. Cố nhiên, hộc trực thực tế nhưng không quá cứng nhắc, máy móc. Chẳng hạn để "đánh" lại quan điểm duy tâm với "thời" với "mệnh trời", mà duy tâm cho rằng người nào đó được làm vua là do mệnh trời sắp đặt thì nhân dân khẳng định "được làm vua thua làm giặc"; nếu duy tâm cho rằng "Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa thì quét lá đa" thì nhân dân nói "Bao giờ dân nổi can qua, Con vua thất thế lại ra quét chùa". Nếu Phật nêu thuyết "quả báo", cho làm thiện thì được phúc, làm ác thì phải họa, thì quần chúng nhân dân "An trộm ăn cướp thành Phật thành tiên, Đi chùa đi chiền bán thân bất toại". Nếu Đạo giáo cho mồ mả đất cát là nguồn gốc họa phúc ở dương gian thì quần chúng cảnh cáo "Hòn đất mà biết nói năng, Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn".

Quần chúng nhân dân không lý luận nhiều, bằng quan điểm thực tế, bằng kinh nghiệm hàng ngày, sự quan sát cuộc sống, họ chỉ nói lên sự thực, sự thực ấy trong đời người bất cứ ai cũng có lần bắt gặp.

Về hạnh phúc, nhân dân cũng rất thực tế. Họ cho rằng chỉ có thể tìm hạnh phúc trên cõi đời đầy bụi bặm, ngay ở chốn " khách sạn trần gian" này; tuy chưa thực sự "lí tưởng" nhưng cũng đủ đầy. Câu chuyện chàng Từ Thức đi tìm cõi tiên, hạnh phúc lí tưởng, nhưng cuối cùng rơi vào tuyệt lộ vẫn còn đó, và còn mãi. Vậy là từ xưa nhân dân đã rất tỉnh táo: hạnh phúc chỉ là tương đối, có thật ngay trên trần gian, và đời người chỉ là một thoáng chốc, một khoảnh khắc giữa vĩnh hằng vô thủy vô chung!.

64

Người Việt tuy khổng nâng những suy nghĩ của mình thành học thuyết kinh sách, nhưng không vì thế mà không có vũ trụ luận. Khi người Việt vẫn chưa có chữ viết thì các nền văn minh phương Đông ( Trung Quốc và Ấn Độ ) đã có cả những tòa lâu đài đồ sộ về tư tưởng, kết tinh ở những tôn giáo, những triết thuyết có sức mạnh phổ quát, đến nay người ta vẫn còn kinh ngạc sức sống của chúng. Bởi vậy nên chưa kịp xây dựng cho mình những hệ thống tư tưởng riêng thì người Việt đã có sẵn những câu giai đáp về cuộc đời, tâm linh trong những tôn giáo và triết thuyết của hai nền văn minh ấy. Những lời giải ấy kết hợp với kinh nghiệm và quan niệm của mình, người Việt đặt ra nền móng cho đạo lí dân tộc. Đạo lý ấy dựa vào chữ TÂM và lấy TÂM THỨC làm hạt nhân (tâm = tấm lòng = tình cảm ; thức = nhận thức = lí ). Còn chữ tâm theo quan niệm của dân gian thì có rất nhiều điều thú vị: tâm là bụng ( không đồng nghĩa với

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 58 - 71)