3.2.2.Truyện Kiều với văn học viết.

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 126 - 128)

CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA KIỀU

3.2.2.Truyện Kiều với văn học viết.

chê của công chúng là điều bình thường, hơn nữa những tác phẩm thường là có độ mở lớn lại còn phải chịu "búa rìu" của dư luận nữa, cũng là bình thường bởi sự mới và lạ bao giờ cũng gây "sốc" và "choáng"...nhưng việc ảnh hưởng của TK với các truyện Nôm cùng thời như Hoa tiên nhuận sắc và Đào hoa mộng ký (Nguyễn Đăng Tuyển) là chuyện ít thấy. Nguyễn Thiện (Cháu Nguyễn Du ) đã cho mình quyền nhuận sắc truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự và sự xuất hiện TK làm cho một tác phẩm "với vị trí khởi động đã có sức lay động tận đáy sâu của tình

127

cảm, những tình cảm say mê rạo rực của con tim" (ý Hoài Thanh), bộc lộ nhiều nhược điểm, tuy vẫn nằm trong văn mạch dân tộc. Cố nhiên, một tác phẩm đã hoàn tất như Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự phải được "xem lại" bởi tác động của sự thành công mĩ mãn như TK có lẽ do nhiều nguyên nhân. Song, chắc chắn có một nguyên nhân là nó chưa phù hợp với cách cảm và cách nghĩ của nhân dân, nó chưa ngang tầm với trình độ văn hóa của nhân dân, nó cần phải "vươn lên mà tìm lấy một lối thoát cho văn chương ta chứ" (Cao Bá Quát).

Như vậy, nói như Phan Công Khanh "ngay từ thế kỷ XIX, tiếp nhận TK đã gắn với niềm tự hào và ý thức khẳng định nền văn hóa dân tộc" [55,150].

Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ TK còn có một truyện thơ Nôm 20 hồi: Đào Hoa mộ nệ ký - Tục Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Đăng Tuyển (1795?-1880?, Hiệu Tiên Phong và Mộng Liên Đình) nay thơ còn lại hai hồi với 278 câu lục bát, đây là một truyện thơ hư cấu về kiếp sau của trên 20 nhân vật TK mà "quan hệ chủ yếu là việc báo đền ân oán, thiện ác đã gây ra từ kiếp trước với mục đích "bù đắp cho Kiều 15 năm hạnh phúc" (Phan Công Khanh).

Việc viết tiếp "Tục Đoạn Trường Tân Thanh - Đào Hoa Mộng ký" của Nguyễn Đăng Tuyển vừa nói lên sức "công phá" mạnh mẽ của TK với công chúng vừa phản ánh sự "thiếu hụt" của TK trong cảm nhận, cảm quan chung của dân gian. Có thể sự dàn dựng và kết thúc tưởng như có hậu của TK có chỗ còn chưa thoa mãn quan niệm của nhân dân, thực chất Kiều vẫn chưa được hưởng hạnh phúc thực sự, là "bản cáo trạng cuối cùng" (Xuân Diệu).

Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm khác ảnh hưởng TK, sau nửa thế kỉ có Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và Đào hoa mộng Kí ra đời như một sự bổ sung, hoàn tất cho câu chuyện tài sắc: những cuộc đời như thế phải được hưởng hạnh phúc như thế theo quan niệm dân gian, ước mơ của dân gian. Nó là "kết quả sự thăng hoa của những bất bình" (Lại Nguyên Ân ) khi độc giả đến với TK.

Anh hưởng TK đã xuât hiện Đào Hoa Mộng Kí, nhưng nguyên nhân sâu xa thôi thúc nhà nho tài hoa Nguyễn Đăng Tuyển viết Tục Đoạn Trường Tân Thanh lại chỉ có thể giải thích ở truyền thống văn hoa dân tộc. Nói như Phan Công Khanh "Nếu không có một dân tộc trọng nhân nghĩa, có lối sống nhân ái thủy chung thì chắc chắn rằng sẽ không có một Tục Đoạn Trường Tân Thanh" [55,154].

128

Ảnh hưởng TK còn có Bích Câu kỳ ngộ của Vũ Quốc Trân (người đời Nguyễn khoảng giữa thế kỷ XIX).

Sau này có Kiểu bình dân học vụ của Nguyễn Văn Trinh với 2050 câu lục bát (Sở Giáo dục Hà Nội 1958 - 1985), có Đoạn Trường vô thanh của Phạm Thiên Thư với 3296 câu lục bát, tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi văn chương ở miền Nam năm 1973 (cuộc thi do thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải làm chủ khảo).

3.2.3.Truyện Kiều trong các sinh hoạt văn hóa giải trí

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 126 - 128)