3.2.8.Truyện Kiểu trong đời sống thường nhật:

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 141 - 152)

trong những dịp lễ hội, lúc trà dư tửu hậu, hay trong những hoàn cảnh có vấn đề. Còn trong đời sống thường nhật thì nhân dân lại có những hình thức đọc Kiều thiết thực: hát ru Kiều, ngâm Kiều, kể cho nhau nghe các giai thoại về Kiều. Hát ru con, ru cháu bằng Kiều là một cách để người mẹ người bà dạy con cháu, là truyền đến cho thế hệ tương lai "tiếng thương" để dưỡng dục bồi đắp tâm hồn con trẻ. TK đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều bà mẹ.

Đọc Nguyễn Du, đọc Kiều là đọc tâm hồn dân tộc là tìm về với cội nguồn truyền thống là về với nhân dân. Trong bài đọc Kiều, nhà thơ Chế Lan Viên viết:

"Giá đem lòng tôi đọc Nguyễn Du

Có phải đã hiểu nhân dân mình thêm chút nữa"

Câu thơ của Chế Lan Viên đã phần nào cho chúng ta hiểu được tại sao nhân dân ta lại yêu TK đến như thế. Nhân dân đã gọi Thúy Kiều một cách gần gửi thân thương trìu mến như chính con cháu của mình, như những con người có thật “Con Kiều”. Trong thực tế TK đã gắn bó với nhân dân hàng ngày, lúc thường cũng như lúc biến.

142

Đất nước có chiến tranh TK lên đường ra mặt trận, TK cùng mẹ Suốt hiên ngang trên tuyến đường chống Mĩ:

Đêm thắng giặc Bảo Ninh, mẹ Suốt ngâm Kiều... Câu thơ Nguyễn cũng góp phần đánh Mĩ

Một mái chèo trong lửa đạn xông pha

(Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ - Chế Lan Viên)

Giữa chiến hào những chàng lính trẻ cũng gửi lòng mình vào những câu Kiều, tìm thấy sức mạnh ở Kiều.

Đất hỏa tuyến những chàng trai lớp bảy

Lại ngâm Kiều sau một cuộc giao tranh.

(Gửi Kiều cho em...Chế Lan Viên)

- Truyện Kiều mình đọc cho mình

Nỗi đau nén lại cho thành mũi chông.

Cao là núi dài là sông

Biên giới mặt đất nhô nòng súng ra.

Trăm năm trong cõi người ta,

Câu Kiều đọc giữa ngã ba chiến hào.

(Nghe bạn đọc Kiều ở chiến hào biên giới- Thạch Quỳ) Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

- Hai trăm năm...ờ nhỉ... hai trăm năm

- Khi vui buồn, Kiều sống giữa lòng dân.

Có một mẩu chuyện vui thời bao cấp kể rằng: Lúc bấy giờ cái gì cũng tem phiếu, cũng phải bình bầu khi chia chác rất chi li mà thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn. Nên kẻ được người khổng. Khổ mà vẫn vui, hai câu thơ Kiều:

143

Bắt phong trần phải phong trần,

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Được lẩy để nói một nội dung mới:

"Bắt phanh trần phải phanh trần

Cho may ô mới được phần may ô”

Trong đời thường TK là cuốn sách gối đầu giường của các bà mẹ, có bà chưa được đi học bao giờ:

-Truyện Kiều bên mẹ ngày đêm,

Về già mẹ lại năng xem Truyện Kiều.

Cuốn thơ nằm đến là yêu,

Chông chênh như chiếc gối nghèo mẹ đây.

( Chiếc gối- Phan Cung Việt)

-Mẹ chưa được học bao giờ,

Từng trang Kiều vẫn câu thơ thuộc lòng.

(Ngày xuân lại đọc thơ Kiều-Hồ Dzếnh)

Các bà, các mẹ hát ru con ru cháu bằng thơ Kiều là cách để người bà người mẹ dạy con cháu như hát dân ca ca dao xưa.về mặt hình thức, đó là những câu lục bát giàu chất nhạc, dễ ngâm dễ hát,thích hợp với điệu ru trẻ.về nội dung,TK chứa đựng phong phú những giá trị nhân văn nhân bản rất cần thiết cho sự phát triển nhân cách con người:

Bâng khuâng mẹ nói một điều,

Nghĩ mà thương phận cô Kiều ngày xưa.

(Ngày xưa - Vũ Cao)

Trong từng câu thơ Kiều các bà các mẹ thấy ăm, ắp những bài học cuộc đời; những câu Kiều nói được tấm lòng của bà của mẹ, tình mẹ, mong ước của mẹ:

144

Gái thời chăm chỉ trong nhà,

Khi vào canh cửi khi ra thêu thừa.

Trai thì đọc sách ngâm thơ

Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.

(Ca dao)

Nhà giáo Trần Thanh Đạm, trong bài thơ Nói với con, đã "thủ thỉ" với con những lời gan ruột về Kiều về nhân tình:

"Nếu con đọc Truyện Kiều

Có khi nào muốn khóc

Cứ để nước mắt rơi

Nước mắt là hạt ngọc Dù đời ta hạnh phúc Con đừng quên cuộc đời

Vẫn còn cần nước mắt

Của tình thương con người

Hát ru Kiều các bà các mẹ dạy con cháu đạo lý làm người:" -Về đạo hiếu:

+ "Hổ sinh ra phận thơ đào

Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong.

Lỡ làng nước đục bụi trong,

Trăm năm để một tấm lòng từ đây.

+ "Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.

145

Nghĩ đâu thân phận con ra thế này. Sân hoe đôi chút thơ ngây,

Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình

...”

-Về đối nhân xử thế:

+ "Rằng tài nên trọng mà tình nên thương"

+Tiếc thay trong giá trắng ngần

Đến phong trần cũng phong trần như ai. + Đục trong thân cũng là thân

- Về lối sống đạo lý Việt Nam, ca dao có bài Con cò mà đi ăn đêm với những câu:

... Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con,

Thơ Kiều có những câu:

+ Sợ khi ong bướm đãi đằng

Đến điều sống đục sao bằng thác trong.

+ Phải điều ăn xổi ở thì,

Tiết trăm năm cũng bỏ đi một ngày.

+ Đã cho vào bậc bố kinh, Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu

- Cách nhìn đời nhìn người, kinh nghiệm sống:

+ Xem gương trong bấy nhiêu ngày ...

Khác màu kẻ quý người thanh,

146

+ Lửa tâm càng dập càng nồng

+ Lửa phiền càng dập càng khêu mối phiền

+ Lanh xa trước liệu tìm đường

Ngồi chờ nước đến xem dường còn quê.

- Sống phải có tình có nghĩa:

"Ơn ai một chút chớ quên,

Phiền ai một chút để bên dạ này "

(Ca dao):

+ "Nàng rằng:"Nghĩa trọng nghìn non

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không . ...

Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân,

Tạ lòng dễ xứng ,báo ân gọi là "

+Mụ già sư trưởng thứ hai,

Thoắt đưa đến trước vội mời lên trên,

(...)

Nghìn vàng gọi chút lễ thưởng,

Mà lòng Phiếu mẫu mây vàng cho cân.

-Cách nói năng:"

Rằng tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thưởng tình ...

Lòng riêng riêng những kính yêu,

147

Trót đà gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng"

-Phải biết hành động như một người anh hùng:"

Anh hùng tiếng đã gọi rằng,

Giữa đường dẫu thây bất bằng mà tha

-Phải biết giữ gìn:

Có tài mà cậy chi tài,

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

-Về quan hệ nam nữ, không nên dễ dãi cả tin, buông thả, đi quá mức cho phép hậu quả sẽ khôn lường:

"Sóng tình dường đã xiêu xiêu,

Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.

Thưa rằng: "-Đừng lấy làm chơi ...

Thấy lời đoan chính dễ nghe,

Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân."

-"Trăm năm tính cuộc vuông tròn,

Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông".

- Trong các đám cưới người ta cũng dùng Kiều để giới thiệu, chúc tụng, dặn dò đôi lứa:

+ Từ phen đá biết tuổi vàng,

Tình càng thấm thìa dạ càng tương tư.

+ Tóc tơ căn vặn tấc lòng, Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.

148

Mà lòng đã chắc những ngày một hai.

+ Một nhà sum họp trúc mai,

Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông. Hương càng đượm lửa càng nồng,

Càng xôi vẻ ngọc càng lồng màu sen.

Đặc biệt nhân dân thường dùng những câu tục ngữ Kiều trong giao tiếp nói năng hàng ngày:

+ Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường,

+ Cho người thăm ván bán thuyền biết tay, + Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều,

+ Rút dây sợ nữa động rừng lại thối,

+ Thân lươn bao quản lấm đầu,

+ Bỏ chi cá chậu chim lồng mà chơi,

+ Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê,

+ Dễ lòa yểm thắm trôn kim,

Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng,

+ Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,

Vào luồn ra cúi cổng hầu mà chi,

+ Từ rày khép cửa phòng thu,

Chẳng tu thì cũng như tu mới là ...

Một điều hết sức thú vị là trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhiều nhân vật của TK đi vào khẩu ngữ như những thành ngữ - cụm từ cố định giàu sức gợi tả gợi cảm. Nhân dân thường nói:

Đẹp như Thúy Kiều, Đẹp như Kiều, thậm chí Đẹp như Kiều ngồi xổm, chết đứng như Từ Hải,

149

Thậm chí những tay "ăn chơi" cũng có thể vận Kiều:

Chơi cho liễu chán hoa chê, Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời.

Và những anh hùng "rơm" cũng có thể tìm thấy sức mạnh ở Kiều:

+ Nàng đà biết đến ta chăng,

Bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi.

+ Rằng ta có ngựa truy phong,

Có tên dưới trướng vốn dòng kiện nhi, + Đường xa chớ ngại Ngố Lào, Trăm điều hãy cứ trông vào một ta.

Tóm lại, rất nhiều bài học về đạo lý làm người có ở trong những câu thơ Kiều kì diệu, cho nên các bà các mẹ thường hát ru Kiều, ngâm Kiều khi ru cháu ru con.

Hát ru Kiều ngâm Kiều, đọc Kiều cũng có thể giải tỏa được những ức chế tâm lý, là một lối thoát tâm lý như hát dân ca, đọc ca dao. Vì những câu Kiều chứa đầy tâm trạng, cảnh huống cuộc đời:

-"Người đâu gặp gỡ làm chi,

Trăm năm biết có duyên gì hay không".

- "Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

Mây Tần khóa kín song the,

Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao".

-"Đành liều nhắm mắt đưa chân.

Để xem con Tạo xoay vần đến đâu"

150

Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai,

Biết thân đến bước lạc loài,

Nhị đào thà bẻ cho người tình chung",

-"Nàng rằng: "-Khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa".

"Sinh rằng: "Gió mát trăng trong,

Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam.

Chày sương chưa nện cầu Lam,

Sợ lần khan quá ra sàm sỡ chăng".

Về lĩnh vực này, vùng ảnh hưởng của TK có không gian rộng hơn truyện Lục Vân Tiên và các truyện thơ Nôm khác.

Ở phía Nam, nhất là vùng miền Tây người ta cũng dùng Lục Vân Tiên để răn dạy con cái, răn dạy người đời, trở thành những câu cửa miệng như Kiều:

-"Trai thời trung hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình".

-"Thôi thôi ngồi đó chớ ra,

Nàng là phận gái ta là phận trai".

-"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng",

-"Làm ơn há dễ trông người trả ơn".

-"Làm trai ơn nước nợ nhà,

Thảo cha ngay chúa mới là hùng anh".

Như vậy, câu ca: "Đàn ông chớ kể Phan Trần, Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều" chắc chắn không phải là tiếng nói của đại đa số quần chúng nhân dân. Đấy chỉ có thể là sự cảnh báo

151

của các nhà đạo đức phong kiến chính thống muốn giữ sự ổn định không những cho luân lý đạo đức mà còn là cả thiết chế chính trị phong kiến. Họ đã dự cảm được sức "công phá " của TK với đời sống tinh thần đương thời cũng như sức mạnh của trào lưu nhân văn chủ nghía đã dồn tụ từ thế kỷ XVIII. TK đã làm cho họ kinh sợ.

Giai thoại về Kiều là một lĩnh vực đặc sắc, nó như những vầng hào quang nhiều sắc màu lấp lánh từ kiệt tác. Giai thoại Kiều cũng phản ánh sự phong phú, sức gợi rất lớn từ bản thân tác phẩm, đời sống kỳ diệu của tác phẩm.

Tiểu kết: Có thể thấy những giá trị văn hóa học thuật mà TK gợi ra là vô cùng. TK chiếm lĩnh đời sống tinh thần của nhân dân, TK lên giá vẽ của họa sĩ, TK vào trang sách các em thơ, TK trên bàn làm việc của các nhà nghiên cứu, TK thống nhất tiếng nói các vùng miền trên toàn cõi Việt Nam. TK cố kết các vùng văn hóa Việt mở ra một không gian vãn hóa - một đời sống văn hóa Kiều độc đáo.

152

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 141 - 152)