2.2.1.Nội dung văn hóa tinh thần của người Việt

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 49 - 53)

KIỀU QUA ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN.

2.2.1.Nội dung văn hóa tinh thần của người Việt

Nam là một văn hóa khiêm tốn mộc mạc, không có cái gì cực đoan. Nhưng không vì thế mà văn hóa Việt Nam thiếu cá tính", "Nó tránh cầu kì. Nó đi vào cái nên thơ bình dị nhưng tha thiết với cuộc sống con người", "trong học, trong thư pháp, họa, thơ văn, người Việt không tìm cái kinh người, cái phi thường mà tìm cái bình dị, tìm cái gần gũi" [57,126].

50

Ta hiểu vì sao, mượn một tác phẩm được xem là "thường thường bậc trung" của TTTN, nhà thơ Nguyễn Du vẫn trân trọng "cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh", và khi kết thúc đại kiệt tác của mình ông viết một cách khiêm tốn "Lời quê chắp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài trống canh". Thái độ "kính nhi viễn chi" của thiên tài là thuộc về truyền thống văn hóa dân tộc.

Đã có nhiều học giả trong khi đi tìm cách tiếp cận bản sắc văn hóa dân tộc đã vạch ra những nét đặc trưng như Trần Ngọc Thêm gọi "Đó là những giá trị đặc sắc cơ bản được lưu truyền trong lịch sử là cái tinh hoa bền vững của nó ".

Dưới đây chúng tôi trích lại ý kiến của một số học giả đã nghiên cứu về các giá trị văn hóa tinh thần của người Việt:

GS Trần Văn Giàu trong công trình giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam (1980) đã trình bày kĩ 7 giá trị tinh thần truyền thống: 1, yêu nước; 2, cần cù; 3, anh hùng; 4, sáng tạo; 5, lạc quan; 6, thương người; 7, vì nghĩa. Và tác giả xem yêu nước là giá trị hàng đầu, là sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ lịch sử tư tưởng dân tộc [34,293].

Ở một hội thảo khoa học năm 1983, GS Trương Chính nói đến 5 giá trị: 1, tinh thần yêu nước; 2, tinh thần dân tộc; 3, cần cù và thông minh; 4, trọng đạo lí tình người; 5, lạc quan yêu đời. Cũng ở hội thảo này Lê Anh Trà đưa ra bốn giá trị: 1, yêu nước bất khuất chống ngoại xâm; 2, lao động cần cù xây dựng đất nước; 3, lòng nhân ái và ý thức về lẽ phải; 4, lối sống giản dị không ưa thái quá [34,293].

Trước đó, Đào Duy Anh cũng liệt kế những phẩm chất tinh thần của người Việt Nam như: 1, "Sức ký ức" tốt (trí nhớ, thiên về nghệ thuật và trực giác); 2, ham học thích văn chương; 3, ít mộng tưởng (= thiết thực); 4, "Sức làm việc khó nhọc "Ở mức độ" ít dân tộc bì kịp" (= cần cù); 5, "Giỏi chịu khổ và hay nhẫn nhục"; 6, "Chuộng hòa bình song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa; 7, Khả năng "bắt chước thích ứng và dung hòa rất tài" [10,24-25].

Trong cuốn Việt Nam giữa hai huyền thoại (Le VietNam entre deux mythes, 1981), Claude Falazzoli cũng đề cập đến: 1, Ý thức giữ phẩm giá không chịu để mất đó trong bất cứ thử thách nào; 2, "Nết cần cù có thể lấp biển"; 3, "Một sự lịch thiệp tế nhị. . . khiến cho không khí ở đây không thô lỗ nặng nề như ở một số nước dân chủ và nhân dân khác"; 4, "Một sự tinh tế cố tình

51

chẻ sợi tóc làm tư" ; 5, "Tính dè dặt kéo dài sự cân nhắc, đoán xét, quyết định" ; 6, Tính thực dụng . . . khả năng thích ứng một cách khéo léo và sáng suốt với mọi tình huống"; 7, "Đặc biệt lãng mạn và đa cảm" [34,294].

Có thể trích lục thêm nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu song qua một số ý kiến trên, tuy các nhà khoa học khác nhau nhưng đã thống nhất với nhau rất nhiều điểm. Theo Trần Ngọc Thêm [34,293], thì những chỗ thống nhất ấy chính là cơ sở để Nghị quyết 5 Ban chấp hành Trung Ương, khóa VIII đưa ra những đặc trưng bản sắc dân tộc như sau:

1.) Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc;

2.) Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng (Gắn kết cá nhân - Gia đình - Làng xã - Tổ quốc);

3.) Lòng nhân ái khoan dung; trọng nghĩa tình đạo lý; 4.) Đức tính cần cù sáng tạo trong lao động;

5.) Sự tinh tế trong cư xử, tính giản dị trong lối sống;

6.) Hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo;. .. [2,20].

Tài liệu trên cũng khẳng định: bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nói bản sắc của văn hóa Việt Nam là nói những nội dung vốn có của nền văn hóa chúng ta, chứ không phải chỉ có đặc thù riêng có của chúng ta.

Như vậy những đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống đã được Trung Ương khẳng định là những " nội dung vốn có" của nền văn hóa của chúng ta chứ khổng phải chỉ nói đặc thù riêng có của chúng ta. Như vậy cái riêng của chúng ta không tách khỏi cái chung của mọi người, điều mà Trần Ngọc Thêm phân tích và kết luận là "cái phổ quát, chung cho cả nhân loại", và ông xem sự khác biệt không phải là "danh mục các yếu tố mà là ở cấu trúc của chúng". [34,295].

Sau khi phân tích để chứng minh sự khác biệt về cấu trúc của các hệ thống đồng loại, Trần Ngọc Thêm cũng nêu ra những đặc trưng gốc của văn hóa Việt Nam là: 1, Tính cộng đồng

52

và tự trị; 2, lối sống trọng tình (tình cảm tình nghĩa); 3, lối tư duy tổng hợp và trọng quan hệ; 4, Tính linh hoạt ; 5, Khuynh hướng ưa hài hòa [34,297].

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung Ương Đảng, tại đại hội toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 / 2001) khi đề cập đến vấn đề văn hóa đã chỉ rõ:

Hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn

diện về chính trị tư tưởng trí tuệ, đạo đức , thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng,

lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng tình nghĩa, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia

đình cộng đồng và xã hội...(Báo Nhân Dân ngày 21/04/2001).

Cố nhiên, khi khẳng định những đặc trưng tốt đẹp trên, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra những mặt chưa đẹp, chưa văn hóa, những mặt trái của hiện tượng. Chỉ ra những mặt tiêu cực, chưa đẹp và đề xuất những giải pháp khắc phục những hiện tượng mặt trái, chưa đẹp không thuộc phạm vi của luận văn này.

Chúng tôi xem những nội dung, đặc trưng trên đây của văn hóa Việt Nam, như nghị quyết V TW Đảng nhận định là " nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc" và lấy đó làm cơ sở để đối sánh với Kim Vân Kiều truyện của TTTN và văn hóa Trung Quốc.

Tuy nhiên đây chỉ là sự đối sánh để nhận rõ bản sắc Việt Nam chứ không phải so sánh hai nền văn hóa .

Các nhà khoa học, cũng như nghị quyết Trung Ương 5 khóa VUI, Ban chấp hành Trung Ương đã chỉ rõ những nét văn hóa tình thần của con người Việt Nam như chúng tôi đã liệt kê ở trên. Song có những nét, những truyền thống mà chúng tôi cho rằng các dân tộc khác cũng không kém gì chúng ta. Đó là các giá trị như yêu nước, như cần cù sáng tạo trong lao động hay như hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Điều này chẳng có gì khó hiểu vì cái chung tồn tại thông qua những cái riêng, ở đây chúng tôi muốn hướng đến những truyền thống những giá trị đậm đà bản sắc Việt Nam.

Theo thiển ý của chúng tôi, những truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần lớn đậm đà bản sắc Việt Nam , rất Việt Nam là những truyền thống như: 1, Rất thực tế nhưng cũng lãng mạn đa cảm, xem trọng con người coi con người là trung tâm của vũ trụ từ đó nẩy sinh truyền thống nhân ái độc đáo " Tứ hải giai huynh đệ" - thương người như thương thân; 2, Có ý thức

53

giữ phẩm giá nhân cách dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, trọng danh dự, lẽ phải chấp nhận những gì là phải, nói phải " Nói phải củ cải cũng nghe", ở cho phải; 3, Lối sống khoan dung trọng tình nghĩa trọng quan hệ, tình cảm, lạc quan tự tin; 4, ứng xử tế nhị có văn hóa sống giản dị mộc mạc; 5, Khuynh hướng thẩm mỹ ưa hài hòa thích cái đẹp xinh khéo rất yêu thiên nhiên.

Vạch ra những truyền thống trên để tiếp cận tìm hiểu chỉ có tính chất tương đối, vì các phẩm chất ấy trong đời sống trường kỳ lịch sử thường thâm nhập vào nhau, xoắn bện với nhau ít khi rạch ròi. Chẳng hạn, khuynh hướng ưa hài hòa của thị hiếu thẩm mỹ Việt Nam đều có mặt trong tất cả, xuyên thấm tất cả những truyền thống kể trên: nhân ái, trọng tình nghĩa, khoan dung, tế nhị, thiết thực lạc quan, trọng danh dự...đều đã phản ánh thị hiếu thẩm mỹ Việt Nam rồi.

Chúng tôi nhận thấy rằng những truyền thống ấy có tính Việt Nam, vì nếu làm một so sánh nhỏ chúng ta sẽ nhận ra. Chẳng hạn, người Đức không ai bảo họ không thương người, không trọng quan hệ. Nhưng dù là bạn thân, thậm chí rất thân ít khi được họ mời một bữa cơm thân mật như người Việt, dù cho là một lời mời xã giao đến nhà họ thăm chơi đã là cả một vấn đề, được mời ăn cơm càng hiếm, ở lại nhà họ năm ba ngày càng ít xẩy ra. Trong khi đó người Việt lại cho rằng "Một ngày nên nghĩa chuyến đò nên quen", " lá lành đùm lá rách" thậm chí " rách ít đùm rách nhiều" bởi họ quan niệm " một miếng khi đói bằng một gói khi no" . ..

Đó là chuyện lúc sống, chuyện lúc chết, người Việt cũng rất chỉn chu "nghĩa tử là nghĩa tận", tang chế không thể qua loa sơ sài. ..

Những truyền thống, những giả trị nói trên đậm nhạt có khác nhau nhưng đều có thể tìm thấy trong đại kiệt tác Đoạn Trường Tân Thanhy trong những Hời que...dông dài" của đại thi hào dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du.

2.2.2.Đôi nét bản sắc văn hóa Trung Quốc

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 49 - 53)