3.2.4.2.Truyện Kiều- nguồn thi liệu phong phú cho các thi sĩ đời sau:

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 132 - 137)

3.2.4.Thơ viết về TK và Nguyễn Du:

3.2.4.2.Truyện Kiều- nguồn thi liệu phong phú cho các thi sĩ đời sau:

làm thơ vịnh Kiều thì thế giới TK như là một thế giới có thực, trong cảm hứng sáng tạo của các nhà thơ đời sau TK lại là một nguồn thi liệu phong phú tưởng như vô tận. Tài năng và số phận của Nguyễn Du, cùng TK với sức khái quát nghệ thuật vô địch đã làm cho các thi sĩ đời sau "không dứt ra được" [24,8]. Hàng trăm bài thơ về TK và Nguyễn Du của cả thi sĩ ta và Tây đã nói rõ điều này. Từ khi ra đời cho đến nay TK đã không ngừng làm nhức nhối bao trái tim thi sĩ. Khách qua đường không thể "hững hờ với chàng Tiêu". TK đã cùng sống với thời gian và sống mãi với nền văn hóa Việt bởi TK đã tác động trở lại cuộc đời bằng sức mạnh nghệ thuật, sức mạnh của thơ ca, của "tiếng gọi đàn". Kinh Thi có câu "ai kỳ minh hĩ cầu kỳ hữu thanh - cất lên một tiếng kêu mong có tiếng đáp lại", tiếng "kêu" TK không những đã có nhiều tiếng đáp lại mà những tiếng đáp ấy sẽ không bao giờ dứt. Bởi Nguyễn Du và TK đã là những gì thân thiết, gần gũi trở thành "máu thịt" đối với người dân Việt. Hầu như trong hoàn cảnh nào giai đoạn lịch sử nào, TK cũng gợi tứ thơ cho các nhà thơ đương đại, những tứ thơ ấy rất đa dạng phong phú về tình đời, tình người...

Sự kỳ diệu của sức sống TK đã được nói rất nhiều nhưng riêng về lĩnh vực này, luận văn không thể không đề cập. Chúng tôi quan tâm đến công trình Truyện Kiều trong cảm hứng thơ

người đời sau của tác giả Lê Thu Yến [24], một công trình sưu tập rất bổ ích cho việc nghiên

cứu văn hóa, văn học về Nguyễn Du và TK.

Các nhà thơ thấy ở TK và cuộc đời Nguyễn Du có những vấn đề lớn lao của nhân dân, dân tộc. Đó là tâm hồn, là truyền thống Việt Nam:

133

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu. Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,

Tiếng thương như tiếng mẹ ru nhũng ngày.

Hỡi người xưa cửa ta nay,

Khúc vui xin lại so dây cùng người.

(Kính gởi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu) Có nhà thơ thấy "bớt dại" khi đến với TK và Nguyễn Du:

Tôi cúi lạy sau mỗi trang Kiều

Ông phiêu diêu để đời tôi tĩnh tại

Ông tiên mệnh để đời tôi bớt dại,

Ông khóc kẻ tài hoa tôi biết lối mà về.

(Với Nguyễn Du - Thái Thăng Long)

Các nhà thơ thấy ở TK cách cảm cách nghĩ của dân tộc mình. Nhà thơ Tế Hanh gọi Kiều là "anh hùng", anh hùng hơn Từ Hải là vì thế:

Người anh hùng trong TK là Kiều

Một cô gái chịu đựng bao đau khổ...

... Kiều cao hơn những người đàn ông mình đã gặp

Hơn Kim Trọng trong đau khổ, yêu thương. Hơn Thúc Sinh bởi bao phen vùi dập Hơn Từ Hải về nỗi niềm cố quốc tha hương

Các nhà thơ mượn Kiều để nói sự đắm say của con tim yêu đương, để cảm thông được với sự cả tin ngây thơ, yêu hết mình rồi lầm lỡ...khiến những ngọt ngào của tình yêu thành cay đắng:

134

Kiều chẳng có một gương trước đó

Em đứng giữa Đông Tây kim cô

Sao vẫn cứ là Kiều

dang dở

những tình anh

(Kiều có ở trong em - Đoàn Thị Lam Luyến)

+ Một nụ hôn có lay động con tim

Tình cầm cờ sao bằng tình cầm sắt

Cái trinh trắng cửa một đời đã mất

Ôi nhụy đào còn đâu nữa trao anh!

(Em có ở trong Kiều - Ngô Viết Dinh)

Cả những hình tượng nhân vật "đoan trang", "đầy đặn" như Thúy Vân hay dòng Tiền Đường có vẻ "xa lạ " cũng làm nhiều thi sĩ không nén được cảm xúc:

+ Chị nhiều hờn giận yêu đương

Vầng trăng còn lắm mùi hương hẹn hò.

Em chưa được thế bao giờ,

Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim.

Em thành vợ của chàng Kim,

Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao.

Giấu đầy đêm nỗi khát khao,

Kiều ơi, em đợi kiếp nào để yêu.

(Tâm sự nàng Thúy Vân - Trương Nam Hương)

+ Sông dào dạt chảy từ xưa

135

Tôi nghe sóng nói bao điều, Thăng trầm đã trải tình yêu đã từng ...

Nhúng bàn chân lạ xuống sông,

Nghe quen như nước sông Hồng quê hương.

Lao xao nhịp sóng Tiền Đường,

Nghe trong tôi mát tâm hồn Nguyễn Du.

(Ở sông Tiền Đường - Phan Thị Thanh Nhàn).

Rõ ràng là các nhà thơ đời sau đã thấy ở TK và cuộc đời Nguyễn Du có tất cả các găm màu, cung bậc của cuộc đời trần thế. TK và Nguyễn Du không thể vắng mặt trong cuộc đời. Chúng tôi đã tìm hiểu một giai đoạn ngắn của sinh hoạt báo chí, cụ thể là báo Văn Nghệ (Hội nhà văn Việt Nam) từ năm 1997 đến 2003 (có thể là chưa đầy đủ) thì năm nào báo cũng có đăng những bài thơ của các thi sĩ lấy cảm hứng từ TK và Nguyễn Du để nói chuyện cuộc đời. Có bài thơ khá dài (84 câu thơ lục bát) như bài thơ Đêm Tiên Điền gặp cụ Nguyễn Du của nhà thơ Trần Hữu Tòng (Văn Nghệ số 39 năm 1999). Nhà thơ mơ thấy được trò chuyện với cụ Nguyễn, cụ như vừa hàn huyên vừa căn vặn về thế thái nhân tình. Có những câu thơ có tính khái quát khá cao tầm cỡ...học trò cụ Nguyễn:

- "...Về đây trên đất Tiên Điền

Hai trăm năm lại một thiên sự đời, Cho hay đâu phải đất trời,

Dữ lành trăm sự con người mà ra..."

- "...Lại thương xót kiếp má hồng,

Buôn son bán phấn . . . rầu lòng nhân gian.

Đời sao đời hiểm bạn vàng,

Tiền sao tiền bạc tiền gian hỡi tiền!

136

Chữ Tâm lồng lộng đừng quên mới là..."

Đặc biệt mới đây trên Văn Nghệ số 23 năm 2003, nhà thơ Lê Xuân Đố có bài thơ TK đọc lại đã "cảm" TK trong thời đại công nghệ thông tin, thời đại Internet:

"Nguyễn Du lang thang lạc vào đám mây thần chết

Người ngu ngơ văn minh chiến tranh Tú Bà đổ la ranh mãnh hơn Tú Bà tiền đồng

Mã Giám Sinh xuất khẩu Kiều món hàng đặc sản

Sở Khanh "rẽ cương" lắm đường cao tốc

Nguyễn Du ơi Kiều lại khóc

Kim Trọng lạc con trên Internet

Vân sung mãn siêu thị dung dăng

Ghen Hoạn Thư lửa bùng nhạc giật

Đàn ông Thúc Sinh gặp hoài TV

Từ Hải tướng quân vẫy vùng sống lại...”

Trong một lượng ngôn từ ít ỏi, những câu thơ Kiều dồn nén suy ngẫm, chiêm nghiệm của Nguyễn Du, chất chứa nỗi đau nhân thế, sức khái quát cuộc đời thật lổn lao, là cuốn sách của nhiều tâm trạng, nhiều cuộc đời, bởi cuộc đời của Nguyễn Du "có cái gì làm cho người ta không yên lòng" [24,12].

Các nhà thơ ta đã vậy, các nhà thơ "tây" cũng "không yên lòng" khi đến với tác phẩm của Nguyễn Du, đã "xúc cảm thành thơ". Các nhà thơ Rơnê Crayssac (Pháp), Muriel Rukeyser, Elliot Richman (Mỹ), Holo Andrase (Hung ga ri)... đã có thơ về TK và Nguyễn Du.

Ông "quan Thúy Kiều" đã không thể hình dung được tác phẩm của mình lại có thể làm "say" lòng người đến thế. Có thể nói tác phẩm của cụ "ngồn ngộn" chất sống, chất đời, là nguồn thi liệu không bao giờ cạn cho các thế hệ thi sĩ, ngay cả trong thời đại thông tin điện tử như hiện nay.

137

3.2.5.Truyện Kiều sống trong âm nhạc và hội họa:

Một phần của tài liệu truyện kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân (Trang 132 - 137)